11
/
92466
“Tiêu chí lạ” trong tuyển sinh 2020: Tuyển ngành Kiến trúc không cần thi vẽ
tieu-chi-la-trong-tuyen-sinh-2020-tuyen-nganh-kien-truc-khong-can-thi-ve
news

“Tiêu chí lạ” trong tuyển sinh 2020: Tuyển ngành Kiến trúc không cần thi vẽ

Thứ 3, 02/06/2020 | 16:34:49
306 lượt xem

Vẽ luôn được coi là môn thi quan trọng giúp các trường đào tạo ngành kiến trúc phân loại, tuyển chọn những thí sinh có năng khiếu vào trường. Nhưng mùa tuyển sinh năm nay, lần đầu tiên có trường tuyển sinh ngành kiến trúc nhưng không cần thi môn vẽ.

Với ngành Kiến trúc, vẽ được xem là năng khiếu quan trọng, cần phải có ở mỗi người học.  Ảnh: Trường ĐH Văn Lang.

Với ngành Kiến trúc, vẽ được xem là năng khiếu quan trọng, cần phải có ở mỗi người học. Ảnh: Trường ĐH Văn Lang.

Tạo cơ hội cho thí sinh đam mê ngành Kiến trúc

Trên cả nước hiện nay có khoảng hơn 10 trường đào tạo ngành kiến trúc. Các mùa tuyển sinh trước, ngoài các môn học như Toán - Lý hay Toán- Anh, trong tổ hợp xét tuyển của trường đào tạo ngành kiến trúc luôn có thêm môn Vẽ.

Đây là môn năng khiếu, được các trường tổ chức kỳ thi riêng. Thậm chí môn này còn được nhân hệ số 2, để nhấn mạnh  tầm quan trọng của nó.

Tuy nhiên, trong đề án tuyển sinh vừa công bố của Trường Đại học Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), lần đầu tiên trường tuyển sinh ngành Kiến trúc không tổ chức thi vẽ. Theo đó trường sẽ thực hiện xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 ngành Kiến trúc bằng 2 tổ hợp: A01 (Toán, Lý, tiếng Anh) và C01 (Toán, Văn, Lý).

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cũng tuyển sinh ngành Kiến trúc, ngoài các tổ hợp môn Toán- Văn-Vẽ, trường còn tuyển sinh bằng các tổ hợp mà không có môn vẽ, như: Toán- Lý- Hóa; Toán – Văn – Anh.

Lý giải về các tiêu chí lạ trong mùa tuyển sinh năm nay mà trường đưa ra, PGS.TS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) lí giải: Ngay từ khi xây dựng ngành Kiến trúc ở Trường Đại học Bách Khoa, phần thi năng khiếu đã được xác định là năng khiếu Vẽ đầu tượng. Nằm trong lộ trình cải tiến tuyển sinh ngành Kiến trúc, phần thi vẽ đã được giảm tỉ lệ (trong bài thi năng khiếu Vẽ) và chuyển dần sang đánh giá năng lực về góc nhìn Kiến trúc (phần thi Bố cục tạo hình).

Kể từ năm 2020, trường không tổ chức thi năng khiếu vẽ. Việc này nhằm tạo thêm cơ hội cho các thí sinh chưa có cơ hội học vẽ ở bậc phổ thông nhưng có đam mê ngành Kiến trúc. Như vậy, việc tuyển sinh sẽ dần diễn ra công bằng hơn cho bất kỳ ai có đam mê.

“Việc không dùng phần thi năng khiếu là vấn đề mới, có thể có tác động không đồng đều đến các thí sinh” - PGS.TS Bùi Hoài Thắng nói.

Cũng theo Đại diện Trường Đại học Bách Khoa, nếu thí sinh đã đang có năng lực vẽ tốt, trường tin rằng cơ hội vẫn đang rộng mở. Thí sinh khi trúng tuyển vào trường sẽ được kiểm tra đánh giá năng lực kiến trúc để bố trí học tập thêm cho phù hợp với yêu cầu ngành nghề.

“Không phải ai muốn cũng học được”

 Luật Giáo dục đại học sửa đổi cho phép trường đại học được tự chủ toàn diện, từ học thuật, tài chính, mở ngành đến nhân sự. Việc đưa ra các tổ hợp xét tuyển cũng do trường quyết định và tự chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội. Việc một số trường tuyển sinh ngành Kiến trúc mà không cần tổ chức thi môn vẽ đang khiến nhiều người băn khoăn về chất lượng đào tạo của ngành vốn rất cần có năng khiếu về vẽ.

Theo kiến trúc sư Nguyễn Thế Khải – nguyên Giám đốc Trung tâm quy hoạch vùng và đô thị (Bộ Xây dựng),  trong số các ngành, các lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh, nếu không có năng khiếu thì rất khó thành nghề và theo nghề.

Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc, ông cho biết, trong lớp kiến trúc của Trường Đại học Kiến trúc từ khóa I đến nay, tổng kết lại, những người không có năng khiếu nổi trội về vẽ, không rèn luyện kỹ năng vẽ thường xuyên thì gần như không làm nghề được, phải chuyển qua ngành khác, hoặc vẫn làm nhưng không có công trình để đời.

Ông cho rằng, các trường không nên “ham” tuyển sinh mà bỏ môn vẽ khi tuyển sinh ngành kiến trúc . Nếu bỏ môn  này thì khi đào tạo sẽ rất vất vả, hoặc thí sinh không có năng khiếu về vẽ mà học ngành kiến trúc cũng sẽ rất vất vả để theo.

Đại diện Trường ĐH Văn Lang - một trường có đào tạo ngành kiến trúc -  cũng cho rằng các ngành thuộc khối thiết kế và mỹ thuật được xem là những ngành đặc thù và cần có năng khiếu nên không phải ai muốn học cũng được. Ngoài đam mê cũng cần phải có năng khiếu nhất định mới có thể đeo đuổi được.

Theo Đặng Chung - Huyên Nguyễn/Lao động

https://laodong.vn/giao-duc/tieu-chi-la-trong-tuyen-sinh-2020-tuyen-nganh-kien-truc-khong-can-thi-ve-809621.ldo

  • Từ khóa

Hà Nội: Trường THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây thành trường chuyên

Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây đã có quyết định trở thành trường THPT chuyên thay vì trường THPT công lập có lớp chuyên như hiện nay.
15:41 - 15/01/2025
192 lượt xem

Thi IELTS trên máy tính, cần lưu ý gì?

Theo thông báo từ cả Hội đồng Anh và IDP, hình thức thi IELTS trên giấy chính thức sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam từ sau ngày 29-3-2025, chỉ còn duy nhất hình...
14:21 - 15/01/2025
223 lượt xem

Phương thức xét tuyển ĐH: Càng gọn càng hiệu quả

Kỳ tuyển sinh ĐH 2025, nhiều trường ĐH chỉ sử dụng những phương thức xét tuyển phổ biến, đơn giản nhưng đã từng đem lại hiệu quả trong thực tế.
10:53 - 15/01/2025
303 lượt xem

Châu Á trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu

Vào năm 2025, châu Á sẽ có sự chuyển mình lớn trong bản đồ du học toàn cầu.
08:45 - 15/01/2025
347 lượt xem

Tranh luận việc đưa tự luận vào kiểm tra định kỳ

Trước quy định về ma trận đề kiểm tra định kỳ của Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên đã bày tỏ ý kiến khác nhau.
07:24 - 15/01/2025
404 lượt xem