11
/
92105
Dịch Covid-19 chứng minh “giáo dục mở” tiếp tục là xu thế dạy và học
dich-covid-19-chung-minh-giao-duc-mo-tiep-tuc-la-xu-the-day-va-hoc
news

Dịch Covid-19 chứng minh “giáo dục mở” tiếp tục là xu thế dạy và học

Thứ 3, 26/05/2020 | 14:41:05
298 lượt xem

Với hỗ trợ của nền tảng công nghệ, giáo dục mở và đào tạo từ xa đang là xu thế tất yếu, đặc biệt trong kỷ nguyên số hiện nay.

Sáng 26/5, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã ra mắt Câu lạc bộ Giáo dục Mở (CLB Giáo dục mở), khẳng định giáo dục mở và đào tạo từ xa đã và đang là xu thế tất yếu trong sự phát triển của “thế giới phẳng” và cách mạng công nghệ 4.0 để mang lại sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của người dân thông qua một hệ thống giáo dục hết sức mềm dẻo, linh hoạt và có hiệu quả cao.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, CLB Giáo dục mở là CLB thứ 19 được Hiệp hội thành lập với sự tham gia của 66 trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

dich covid-19 chung minh "giao duc mo" tiep tuc la xu the day va hoc hinh 1

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam ra mắt Câu lạc bộ Giáo dục Mở.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận định giáo dục mở là lĩnh vực vô cùng quan trọng. Hiệp hội đã mở nhiều lớp tập huấn về sử dụng tài nguyên giáo dục mở, theo đó triển khai đề tài và thành lập CLB giáo dục mở, với tinh thần “trường đóng cửa, nhưng học không đóng cửa”.

“CLB Giáo dục mở đặc biệt có buổi lễ ra mắt trực tuyến. Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hình thức hội thảo, làm việc, dạy và học trực tuyến đã “lên ngôi”. Do vậy, CLB giáo dục mở ra mắt mang rất nhiều ý nghĩa, theo đó tạo mọi điều kiện để người dân học tập”,  PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Học trong kỷ nguyên 4.0

Theo các chuyên gia giáo dục, khi cách ly xã hội được thực hiện để phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua, người ta không thể áp dụng một hệ thống tập trung, trong đó, học sinh không đến trường. Tuy nhiên, hoạt động dạy và học không bị giới hạn bởi điều này. Các chương trình dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình… nhanh chóng được triển khai với hỗ trợ của nền tảng công nghệ. Đây chính là giáo dục mở, là một môi trường vô hình nhưng lại có kết nối chặt chẽ, dùng sức mạnh công nghệ để kết nối. Đặc biệt, công nghệ giúp chúng ta học mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi lứa tuổi, trình độ và không còn rào cản nào với người về hưu muốn đi học, không có rào cản khi học sinh phổ thông muốn tìm hiểu kiến thức cao hơn.

Theo TS Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng trường đại học Mở: “Việc thành lập Câu lạc bộ Giáo dục mở là sự tiên phong hay là kết nối mềm vì ở đâu các thầy cô cũng có thể kết nối với học sinh. Các thầy cô giáo luôn mong muốn truyền tải tri thức của mình cho thế hệ học trò. Câu lạc bộ giáo dục mở là nền tảng tri thức mở, để bất cứ người dân nào cũng có thể tham gia học tập và bị bỏ lại phía sau, cũng như bắt kịp phát triển, với nền tri thức của thế giới”.

dich covid-19 chung minh "giao duc mo" tiep tuc la xu the day va hoc hinh 2

TS Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng trường đại học Mở trao đổi với PV VOV.

Tại Việt Nam, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã cho thấy rõ vai trò của đào tạo trực tuyến, với 45% cơ sở giáo dục đại học đã triển khai đào tạo trực tuyến ở các mức độ từ đơn giản đến nâng cao. Hiện, Bộ GD-ĐT cũng đang sửa đổi quy chế đào tạo chính quy đại học theo hướng cho phép các trường được triển khai một tỷ lệ nhất định đào tạo trực tuyến trong toàn bộ chương trình đào tạo.

TS Trương Tiến Tùng cũng cho rằng, kỷ nguyên số 4.0 mở ra môi trường học tập hoàn toàn khác. UNESCO định nghĩa “học” hiện nay là một quá trình tìm kiếm thông tin và dùng năng lực cá nhân để biến đổi thông tin thành tri thức cá nhân và rèn rũa tri thức cá nhân thành năng lực làm việc và cống hiến năng lực làm việc để lấy tài chính phục vụ cho cuộc sống.

Trong các nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục Mỹ, chỉ 15% kiến thức là thu được trên các giảng đường, còn 85% là do con người tự tìm hiểu để mang về năng lực làm việc. Giáo dục từ xa sẽ kích thích tư duy và khả năng tự tìm tòi tự học này. 

“Người đi dạy là người nuôi dưỡng sự khám phá tìm tòi, định hướng cho người học không tốn thời gian trong tìm kiếm thông tin. Do vậy, khả năng tự học của con người được phát huy mạnh hơn bao giờ hết nhờ hỗ trợ của các thiết bị công nghệ tiên tiến. Giáo dục mở hay giáo dục từ xa là sự kích thích và hướng người học tự đào tạo dựa trên nền tảng, kho tri thức nhân loại đã có sẵn. Điều này cũng đòi hỏi người học phải tự học rất nhiều”, Hiệu trưởng trường đại học Mở khẳng định./.

Theo Thiên Bình/VOV.VN

https://vov.vn/xa-hoi/dich-covid19-chung-minh-giao-duc-mo-tiep-tuc-la-xu-the-day-va-hoc-1052690.vov

  • Từ khóa

Hà Nội: Trường THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây thành trường chuyên

Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây đã có quyết định trở thành trường THPT chuyên thay vì trường THPT công lập có lớp chuyên như hiện nay.
15:41 - 15/01/2025
127 lượt xem

Thi IELTS trên máy tính, cần lưu ý gì?

Theo thông báo từ cả Hội đồng Anh và IDP, hình thức thi IELTS trên giấy chính thức sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam từ sau ngày 29-3-2025, chỉ còn duy nhất hình...
14:21 - 15/01/2025
163 lượt xem

Phương thức xét tuyển ĐH: Càng gọn càng hiệu quả

Kỳ tuyển sinh ĐH 2025, nhiều trường ĐH chỉ sử dụng những phương thức xét tuyển phổ biến, đơn giản nhưng đã từng đem lại hiệu quả trong thực tế.
10:53 - 15/01/2025
251 lượt xem

Châu Á trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu

Vào năm 2025, châu Á sẽ có sự chuyển mình lớn trong bản đồ du học toàn cầu.
08:45 - 15/01/2025
287 lượt xem

Tranh luận việc đưa tự luận vào kiểm tra định kỳ

Trước quy định về ma trận đề kiểm tra định kỳ của Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên đã bày tỏ ý kiến khác nhau.
07:24 - 15/01/2025
346 lượt xem