11
/
92089
Những tiến sĩ trẻ ghi dấu ấn trong nước và quốc tế
nhung-tien-si-tre-ghi-dau-an-trong-nuoc-va-quoc-te
news

Những tiến sĩ trẻ ghi dấu ấn trong nước và quốc tế

Thứ 3, 26/05/2020 | 13:10:24
493 lượt xem

Họ là những tiến sĩ trẻ dưới 35 tuổi được đào tạo bài bản từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, không chỉ gây ấn tượng ở trình độ học vấn mà còn bởi thành tích“khủng” trong nghiên cứu được giới khoa học đánh giá cao.

Các nữ trí thức và sự dung hòa chức năng “kép”

Bên cạnh những phẩm chất chung của trí thức Việt Nam là trí tuệ và trách nhiệm xã hội, nữ trí thức cần phải có khả năng dung hòa được chức năng “kép”, vừa “giữ lửa” trong gia đình vừa phát triển sự nghiệp. Con đưòng bước ra khỏi cánh cửa gia đình để dấn thân vào các hoạt động khoa học bao giờ cũng đầy chông gai mà không phải người phụ nữ nào cũng có thể vượt qua được. Tuy nhiên, những nhà khoa học nữ 8X của Trường Đại học Phenikaa là minh chứng rõ nét về sự dung hòa chức năng “kép” ấy.Điểm chung ở họ chính là có“hậu phương” vững chắc, luôn đồng hành, cảm thông và chia sẻ, trong công việc cũng như cuộc sống gia đình.

Sinh năm 1989, TS Tạ Thúy Anh - Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, thành viên nhóm nghiên cứu mạnh “Tối ưu hóa các hệ thống lớn” với nhiều thành tích nổi bật: tốt nghiệp xuất sắc từ đại học đến tiến sĩ; chuyên gia của Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Cô là chủ nhân của các học bổng toàn khóa học thạc sĩ, tiến sĩ tại Đại học Montreal (Canada); đồng thời đạt các giải thưởng: bằng Thạc sĩ danh dự của trường ĐH Montreal năm 2010 - là giải thưởng chỉ dành cho duy nhất một học viên xuất sắc nhất của một ngành; giải thưởng“Nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc” tại Hội nghị khoa học quốc tế MOSIM tại Canada năm 2016; “Diversity Award” (dành cho sinh viên xuất sắc nhất đến từ các nước đang phát triển) tại Hội nghị khoa học quốc tế INFORM tại Mỹ năm 2015… Để có được những giải thưởng này, Thúy Anh luôn nhắc tới người thầy và cũng là người bạn đời luôn đồng hành cùng cô trong suốt năm tháng du học. Anh chính là chỗ dựa và nguồn động viên tinh thần để cô theo đuổi sự nghiệp của mình.

Trong lĩnh vực Sinh học, ngay từ khi học đại học, TS Hà Thị Huyền Trang (sinh năm 1987) đã hứng thú với việc nghiên cứu về cơ chế phát triển của tế bào ung thư. Do vậy, cô đã chọn hướng nghiên cứu nhận biết microRNA tiềm năng và các gen đích có ảnh hưởng đến quá trình kháng xạ trị của các tế bào ung thư trực tràng; vai trò chức năng của Smad7 và Pellino3 protein trong quá trình hình thành và phát triển của ung thư da và ung thư trực tràng sử dụng mô hình chuột ung thư. Trước khi công tác tạiKhoa Công nghệ sinh học, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa, Trang là trợ lý giáo sư tại Đại học Gachon; đồng thời là chủ nhiệm đề tài của Quỹ nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc (KRF) - một trong những quỹ khoa học không phải ai cũng đạt được; đặc biệt đối với nhà khoa học nữ trẻ tuổi nước ngoài.

Những tiến sĩ trẻ ghi dấu ấn trong nước và quốc tế - 1

Những nhà khoa học nữ 8X của Trường Đại học Phenikaa là minh chứng rõ nét về sự dung hòa chức năng “kép”

Cùng niềm yêu thích các môn khoa học tự nhiên, cùng giành học bổng toàn phầndu học Hàn Quốc, TS Đinh Thị Hinh (34 tuổi) và TS Vũ Thị Hồng Hà (32 tuổi) vẫn quyết tâm quay trở về Việt Nam sau bao năm học tập tại nước ngoài.

TS Đinh Thị Hinh -Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệutheo đuổi hướng nghiên cứu về vật liệu ứng dụng cho các linh kiện gốm điện tử, bán dẫn; chuyển đổi năng lượng với nhiều giải thưởng cho nghiên cứu xuất sắc.Dù công việc có bận rộn đến mấy Hinh cũng luôn dành thời gian chăm chút gia đình. Niềm hạnh phúc lớn lao nhất cô vẫn luôn dí dỏm chia sẻ là được chồng con “chăm sóc”, hiểu và đồng cảm. Người bạn đời chính là bạn thân đại học của Hinh,hai người cùng du học Hàn Quốc nên luôn tìm được tiếng nói chung.

Cùng là Vật lý nhưng TS Vũ Thị Hồng Hà lại đam mê nghiên cứu tính chất và ứng dụng của vật liệu nano, pin mặt trời, xử lý nước thải, tận dụng và tái sử dụng rác thải.Cô cũng sở hữu rất nhiều giải thưởng: học bổng Đại học Pulsan; sinh viên nghiên cứu xuất sắc nhất của Brain Korea (BK21) - Đại học Pulsan trao tặng; hơn 31 công bố khoa học… Hiện, Hà đang là giảng viên tại Khoa Công nghệ sinh học, Hóa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường ĐH Phenikaa.

Những chàng trai 9X và niềm tự hào “được gọi tên mình bằng tên đất nước”

TS Trần Quốc Quân sinh năm 1990, thủ khoa đầu ra năm 2012 của Trường ĐH Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với những thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, Quân đã được chuyển tiếp Nghiên cứu sinh từ tháng 8/2013 và giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Trường ĐH Công nghệ.Từ tháng 01/2020, TS Quân trở thành cán bộ Viện Nghiên cứu Tiên tiến Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa.

Ngày 03/02/2020, Tạp chí Forbes Việt Nam công bố danh sách 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi nổi bật nhất của Việt Nam năm 2020. Trong đó, TS Trần Quốc Quân được chọn là một trong 30 bạn trẻ với những nghiên cứu khoa học, đóng góp công sức, trí tuệ tạo ra sự thay đổi trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Đến nay, Quân đã có 34 công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI với các chỉ số ảnh hưởng (impact factor - IF) cao.

Thủ khoa đầu vào (29/30 điểm) của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, TS Nguyễn Viết Hương đã quyết định sang Pháp để theo đuổi sự nghiệp học tập và nghiên cứu. Hương giành học bổng toàn phần của Chính phủ Việt Nam du học tại Viện Khoa học và Ứng dụng Quốc gia Lyon, Pháp (2010-2015); tốt nghiệp thủ khoa cùng lúc hai chương trình đào tạo thạc sĩ nghiên cứu và kỹ sư (2015); giải thưởng của Hiệp hội các Trường Đại học Lyon cho luận văn thạc sĩ xuất sắc; luận án tiến sĩ xuất sắc, nhưng Hương vẫn quyết định quay trở về Việt Nam, bởi với anh “Việt Nam luôn là quê hương của mình”. Hiện nay, TS Nguyễn Viết Hương đang công tác tại Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Phenikaa.

Cùng chung niềm đam mê với ngành Dược, TS Trương Thanh Tùng và TS Nguyễn Ngọc Hiếu chia sẻ: “Lý do gắn bó với ngành Dược là do bản thân thật sự rất yêu thích. Nó giúp mình biết nhiều kiến thức về sức khỏe để chăm sóc bản thân, những người xung quanh, và cả gia đình... Đồng thời, còn giúp mình có cơ hội để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với những ai yêu thích và cùng đam mê ngành này”.

Những tiến sĩ trẻ ghi dấu ấn trong nước và quốc tế - 2

Với nhiều thành tích xuất sắc đã đạt được, những nhà khoa học trẻ của Trường Đại học Phenikaa là những hạt nhân ưu tú nhất của thế hệ trẻ Việt Nam

TS Trương Thanh Tùng, chàng trai đến từ Hải Dương, với thành tích “khủng” ngay từ những năm học cấp 3,trở về Việt Nam sau nhiều năm du học và công tác tại Hoa Kỳ, Đan Mạch, chia sẻ: “Đối với người trẻ như tôi, quan trọng nhất là được trải nghiệm và học hỏi, học hỏi không ngừng, điều đó làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, hệ thống các doanh nghiệp của Tập đoàn Phenikaa luôn song hành và hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu của Trường; đồng thời cũng là nơi ứng dụng các phát minh và kết quả của các nhóm nghiên cứu. Đó là lý do mà tôi quyết định chuyển về công tác tại Khoa Dược, Trường Đại học Phenikaa”.

Đam mê khoa học từ sớm, TS Nguyễn Ngọc Hiếu (tốt nghiệp tiến sĩ tại Áo) kiên định hướng nghiên cứu về phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ cây thuốc theo định hướng tác dụng sinh học; kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng dược liệu. Hiếu đang là thành viên của nhóm nghiên cứu mạnh Hóa dược và Hoạt chất sinh học của Trường Đại học Phenikaa.

Với nhiều thành tích xuất sắc đã đạt được, những nhà khoa học trẻ của Trường Đại học Phenikaa là những hạt nhân ưu tú nhất của thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đang chứng minh khả năng học tập, sáng tạo và phát triển các công nghệ tiên phong. Việc phấn đấu để có đủ “tâm” và “tầm” đưa Trường phát triển trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 đang là trọng trách đặt trên vai họ, những người trẻ. Họ chính là một trong rất nhiều những mảnh ghép mang khao khát đưa Trường Đại học Phenikaa nói riêng và ngành khoa học công nghệ nước nhà nói chung lên đỉnh vinh quang, khi niềm tự hào lớn nhất chính là “được gọi tên mình bằng tên đất nước”.

Theo Cẩm Lệ - Trường Thịnh/Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhung-tien-si-tre-ghi-dau-an-trong-nuoc-va-quoc-te-20200526063905680.htm

  • Từ khóa

Hà Nội: Trường THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây thành trường chuyên

Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây đã có quyết định trở thành trường THPT chuyên thay vì trường THPT công lập có lớp chuyên như hiện nay.
15:41 - 15/01/2025
132 lượt xem

Thi IELTS trên máy tính, cần lưu ý gì?

Theo thông báo từ cả Hội đồng Anh và IDP, hình thức thi IELTS trên giấy chính thức sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam từ sau ngày 29-3-2025, chỉ còn duy nhất hình...
14:21 - 15/01/2025
169 lượt xem

Phương thức xét tuyển ĐH: Càng gọn càng hiệu quả

Kỳ tuyển sinh ĐH 2025, nhiều trường ĐH chỉ sử dụng những phương thức xét tuyển phổ biến, đơn giản nhưng đã từng đem lại hiệu quả trong thực tế.
10:53 - 15/01/2025
256 lượt xem

Châu Á trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu

Vào năm 2025, châu Á sẽ có sự chuyển mình lớn trong bản đồ du học toàn cầu.
08:45 - 15/01/2025
293 lượt xem

Tranh luận việc đưa tự luận vào kiểm tra định kỳ

Trước quy định về ma trận đề kiểm tra định kỳ của Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên đã bày tỏ ý kiến khác nhau.
07:24 - 15/01/2025
353 lượt xem