11
/
91891
Học phí 800 triệu đồng/năm: Việt Nam không có loại hình "trường quốc tế"
hoc-phi-800-trieu-dong-nam-viet-nam-khong-co-loai-hinh-truong-quoc-te
news

Học phí 800 triệu đồng/năm: Việt Nam không có loại hình "trường quốc tế"

Thứ 6, 22/05/2020 | 11:35:58
409 lượt xem

Học phí từ khoảng nửa tỉ lên đến gần 800 triệu đồng/năm cùng những khoản thu "lạ lùng" mang tên phí giữ chỗ, phí ghi danh... đã "ngốn" của các gia đình một khoản tiền không nhỏ nếu muốn chạy theo trường "quốc tế". Đáng nói, hình thức trường quốc tế không hề được quy định trong Luật Giáo dục.

Không hề có loại hình “trường quốc tế”

Cứ mỗi mùa tuyển sinh, học phí các trường được cho là "trường quốc tế" lại bắt đầu "nhảy múa". Theo đó, số học phí một năm khoảng nửa tỉ  đồng không phải hiếm, chưa tính nhiều khoản chi phí khác như ăn uống, đưa đón, cơ sở vật chất... Mức học phí cao nhất hiện nay được công bố lên tới gần 800 triệu đồng/năm.

Với mức học phí một năm bằng việc học cả đời người tại công lập, nhiều người đang đặt câu hỏi về trường quốc tế là gì? Tiêu chuẩn nào cho trường quốc tế tại Việt Nam?

Dù đã có rất nhiều các ngôi trường được gọi là trường quốc tế được thành lập và giới thiệu có môi trường học tập tiên tiến, hiện đại với mức học phí cao ngất, nhưng trong các văn bản pháp luật hiện nay, không hề có quy định nào về trường quốc tế. Kèm theo đó, cũng chẳng có tiêu chuẩn cụ thể nào cho những ngôi trường này.

Chính vì thế, từ “quốc tế” chỉ được gắn vào tên trường như một tên riêng, nhằm thu hút tuyển sinh và đánh trúng tâm lí sính ngoại của không ít phụ huynh. 

Theo Luật Giáo dục 2019, Điều 47 quy định các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân: trường công lập, trường dân lập (chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non) và trường tư thục.

Như vậy, trong Luật Giáo dục không có quy định riêng nào về loại hình "trường quốc tế".

Hiện nay, các trường được cho là "quốc tế" hầu như được hoạt động dưới mô hình là trường tư thục. Những trường này được gắn thêm tên “quốc tế” do có yếu tố nước ngoài; thường là có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài, hoặc cả hai. 

Chia sẻ về công tác quản lý, Cục Hợp tác Quốc tế Bộ GDĐT cho rằng, quy định hiện hành, pháp luật chỉ quy định 3 loại hình trường trong Luật Giáo dục 2019.

Việc đặt tên các trường đã được quy định rõ trong Điều lệ trường của các cấp học và NĐ 86/2018/NĐ-CP. Cụ thể, việc đặt tên trường được thực hiện theo quy định sau: Tên trường phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và “tên riêng” và không vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Khi xem xét hồ sơ thành lập trường, tùy theo cấp học, UBND cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý tương ứng), căn cứ hồ sơ và đề nghị của cơ sở giáo dục để ra quyết định theo quy định. Nếu tên trường trong quyết định cho phép thành lập không có chữ "quốc tế" mà trường tự thêm vào là trường đã thực hiện sai quy định.

Tuy nhiên, Cục Hợp tác Quốc tế nhấn mạnh tên gọi nhà trường chưa nói lên tất cả.

Do đó, phụ huynh khi lựa chọn trường cho con em, cần xem xét đầy đủ các thông tin như chương trình giáo dục và ngôn ngữ giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, học sinh, vốn đầu tư, mô hình quản trị… về nhà trường thông qua nhiều kênh khác nhau như là trang website của trường, của sở GDĐT.

Nhiều trường âm thầm xoá bỏ mác "quốc tế"

Kể từ sau vụ tai nạn của học sinh Trường Tiểu học & THCS Gateway, trên cổng thông tin điện tử của trường này danh xưng quốc tế bị xóa bỏ.

Sau khi Sở GDĐT Hà Nội công bố các trường quốc tế trên địa bàn, đồng thời cho biết sẽ thanh tra và xử lý các trường gắn mác quốc tế, hàng loạt các cơ sở giáo dục gắn "quốc tế" đều đã thay tên ở cổng trường, biển hiệu.

Bên cạnh đó, một số chương trình giảng dạy được giới thiệu có liên kết với các trường quốc tế cũng đã từng bị bóc mẽ là liên kết "ma" khi ngôi trường có tên George Washington International School (GWIS) ở Mỹ, không trụ sở, không giáo viên, không được tổ chức nào công nhận... nhưng tổ chức dạy cũng như liên kết ở 14 tỉnh, thành của Việt Nam trong nhiều năm. 

Vì thế, phụ huynh cần tỉnh táo khi chọn lựa trường cho con. Các cha mẹ có thể tìm thông tin về trường có vốn đầu tư nước ngoài, trường tư thục Việt Nam giảng dạy chương trình nước ngoài trên website của các sở.

Theo Huyên Nguyễn/Lao động

https://laodong.vn/giao-duc/hoc-phi-800-trieu-dongnam-viet-nam-khong-co-loai-hinh-truong-quoc-te-807108.ldo 

  • Từ khóa

Hà Nội: Trường THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây thành trường chuyên

Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây đã có quyết định trở thành trường THPT chuyên thay vì trường THPT công lập có lớp chuyên như hiện nay.
15:41 - 15/01/2025
135 lượt xem

Thi IELTS trên máy tính, cần lưu ý gì?

Theo thông báo từ cả Hội đồng Anh và IDP, hình thức thi IELTS trên giấy chính thức sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam từ sau ngày 29-3-2025, chỉ còn duy nhất hình...
14:21 - 15/01/2025
171 lượt xem

Phương thức xét tuyển ĐH: Càng gọn càng hiệu quả

Kỳ tuyển sinh ĐH 2025, nhiều trường ĐH chỉ sử dụng những phương thức xét tuyển phổ biến, đơn giản nhưng đã từng đem lại hiệu quả trong thực tế.
10:53 - 15/01/2025
257 lượt xem

Châu Á trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu

Vào năm 2025, châu Á sẽ có sự chuyển mình lớn trong bản đồ du học toàn cầu.
08:45 - 15/01/2025
294 lượt xem

Tranh luận việc đưa tự luận vào kiểm tra định kỳ

Trước quy định về ma trận đề kiểm tra định kỳ của Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên đã bày tỏ ý kiến khác nhau.
07:24 - 15/01/2025
354 lượt xem