11
/
84959
Bằng bác sĩ, kỹ sư tương đương thạc sĩ: Xét trên chuẩn chương trình, không xét theo tín chỉ
bang-bac-si-ky-su-tuong-duong-thac-si-xet-tren-chuan-chuong-trinh-khong-xet-theo-tin-chi
news

Bằng bác sĩ, kỹ sư tương đương thạc sĩ: Xét trên chuẩn chương trình, không xét theo tín chỉ

Thứ 4, 08/01/2020 | 09:54:17
402 lượt xem

Bác sĩ, kỹ sư dược sĩ, kiến trúc sư… có được coi tương đương thạc sĩ hay không thì phải căn cứ vào thực tế chương trình đào tạo chuyên sâu nêu trên và chuẩn chương trình của trình độ thạc sĩ.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Dân trí về quy định bằng cấp theo Nghị định 99, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Bằng bác sĩ, kỹ sư tương đương thạc sĩ: Xét trên chuẩn chương trình, không xét theo tín chỉ - 1

Theo Nghị định 99, văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo quy định tại Điều 14 Nghị định.

Điều 14 của Nghị định quy định, trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ của người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù sau:

Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học;

Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Như vậy, với những chương trình đào tạo đại học đặc thù kéo dài 5, 6 năm, khi tốt nghiệp người học được cấp bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư... có thể sắp tới các văn bằng này sẽ có trình độ tương đương bậc 7, là trình độ của người có bằng thạc sĩ.

PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa TPHCM cho rằng, cơ quan quản lý  cần có quy định chuẩn để phân biệt đào tạo trình độ kỹ sư khác với cử nhân.

“Nếu như hiện nay, bằng kỹ sư có cách biệt cũng như có phần cao hơn bằng cử nhân thì liệu có được các cơ quan quản lý công nhận hay không. Khi đó, người có bằng cấp kỹ sư liệu có được cơ quan quản lý công nhận cao hơn các văn bằng đại học khác không.;  người có bằng kỹ sư có thể tham gia vào đào tạo trình độ cử nhân không?....” – ông Phúc đặt câu hỏi.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội  băn khoăn chia sẻ, trước kia trong luật cũ, bằng kỹ sư là bằng tốt nghiệp đại học. Có nhiều trường đào tạo 4 – 4,5 năm, trong khi rất nhiều trường kỹ thuật có truyền thống đào tạo 5 năm. Vì vậy, khi đưa vào xác định kỹ sư là bằng sau cử nhân hay trên cử nhân là khó khăn rất lớn vì không có sự thống nhất với các trường.

Theo ông Sơn, trên thực tế, chương trình kỹ sư tối thiểu 150 tín chỉ, nhưng như thế vẫn là thấp, nếu không đảm bảo tốt, chương trình không phù hợp có thể sẽ làm mất đi uy tín của chương trình kỹ sư.

 Giải đáp những băn khoăn trên, Vụ trưởng  Vụ Giáo dục đại học Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng giải thích, Nghị định 99 đã đưa ra quy định có tính nguyên tắc (tại khoản 2 điều 14): căn cứ quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của GDĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Vì vậy, xác định văn bằng nào nằm ở bậc 6 hay bậc 7, thì phải xem xét đồng thời các tiêu chuẩn được quy định nêu trên chứ không chỉ dựa vào khối lượng học tập, không quy đơn giản tính từ số tín chỉ hay số năm học ra trình độ được đào tạo.

Bà Phụng cho biết, trong năm 2020, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành thông tư quy định chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của GDĐH. Chuẩn chương trình này sẽ bao gồm chuẩn đầu vào, chuẩn khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn GV, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác (ví dụ như chuẩn về phát triển chương trình, chuẩn điều kiện thực hiện chương trình, kiểm tra đánh giá)...

Mỗi trình độ đều có chuẩn riêng, những chuẩn này không phải đợi đến khi ban hành thông tư mới có hay chưa bao giờ có, mà thực tế, các chuẩn cơ bản đã có rồi nhưng chưa được tập hợp đầy đủ trong một văn bản. Ví dụ chuẩn đầu vào, chuẩn khối lượng học tập, chuẩn đầu ra đã có trong Khung trình độ quốc gia, chuẩn giảng viên có trong Luật GDĐH...

“Khi Bộ GDĐT ban hành thông tư nêu trên sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn và phải phù hợp với các văn bản có hiệu lực cao hơn nêu trên. Bác sĩ, kỹ sư dược sĩ, kiến trúc sư… có được coi là tương đương thạc sĩ hay không thì phải căn cứ vào thực tế chương trình đào tạo chuyên sâu nêu trên và chuẩn chương trình của trình độ ThS. Nhưng chắc chắn một điều, bằng bác sĩ, kỹ sư theo đúng chuẩn tại Nghị định này sẽ khác với bằng cử nhân” – bà Phụng nhấn mạnh.

Với những người đã có văn bằng này trước đây có được bỏ qua giai đoạn thạc sĩ để học thẳng lên nghiên cứu sinh hay không? Bà Phụng cho biết, việc có được học thẳng lên nghiên cứu sinh hay không còn phụ thuộc vào quy định về tuyển sinh đầu vào trình độ tiến sĩ sau này. Tuy nhiên, rất ít văn bản có đủ cơ sở để quy định chính sách “hồi tố”.

Theo bà Phụng, hiện đang được một số trường và các nhóm nghiên cứu phối hợp với các đơn vị xây dựng chính sách của Bộ nghiên cứu để có quy định phù hợp khi sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo kế hoạch năm 2020.

Theo Hồng Hạnh/Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bang-bac-si-ky-su-tuong-duong-thac-si-xet-tren-chuan-chuong-trinh-khong-xet-theo-tin-chi-20200108083346575.htm

  • Từ khóa

Đề xuất những việc không được làm với nhà giáo

Cho rằng hiện chỉ có quy định những việc nhà giáo không được làm mà thiếu những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, dự thảo luật Nhà giáo...
10:39 - 01/11/2024
76 lượt xem

Trường học ở Anh dùng 'thú cưng' thu hút học sinh

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống giáo dục Vương quốc Anh vì nhiều học sinh không muốn đi học.
08:48 - 01/11/2024
131 lượt xem

Tìm giải pháp để sinh viên không bỏ học

Ngay năm đầu tiên sau khi trúng tuyển ĐH, nhiều sinh viên đã dừng học sớm. Tỷ lệ này được ghi nhận ở mức khá cao ở nhiều trường và trở thành vấn đề 'đau...
07:07 - 01/11/2024
180 lượt xem

Bộ GD-ĐT: Địa phương bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, tinh thần kỳ thi lớp 10 từ 2025 sẽ gồm 2 môn văn, toán, môn thứ 3 do các sở lựa chọn.
16:20 - 31/10/2024
522 lượt xem

'Miễn học phí 100% mà sao con tôi phải đóng hơn 2 triệu đồng?'

Bài viết '8 tỉnh thành miễn học phí 100% từ mầm non tới lớp 12 năm học 2024-2025' nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh. Phía dưới bài viết, nhiều...
14:55 - 31/10/2024
552 lượt xem