11
/
84931
Sinh viên trốn học đi làm thêm, chạy xe ôm, quản thế nào?
sinh-vien-tron-hoc-di-lam-them-chay-xe-om-quan-the-nao
news

Sinh viên trốn học đi làm thêm, chạy xe ôm, quản thế nào?

Thứ 3, 07/01/2020 | 18:01:27
964 lượt xem

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, đóng tiền học phí, không ít sinh viên đã chọn con đường đi làm thêm. Tuy nhiên, đang có thực tế sinh viên mải miết đi làm thêm đến nỗi sao nhãng, hoặc không còn thời gian dành cho việc học.

Lo lắng sinh viên chạy xe ôm ảnh hưởng nguồn nhân lực

Nhiều trường đại học khi làm khảo sát thì có tới 50-70% sinh viên có nhu cầu tìm việc làm thêm.

Nhiều trường đại học khi làm khảo sát thì có tới 50-70% sinh viên có nhu cầu tìm việc làm thêm.

Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về ảnh hưởng của các ứng dụng kết nối kinh doanh vận tải (ứng dụng gọi xe) đến hoạt động học tập của sinh viên.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các bộ, ngành, địa phương xem xét bổ sung quy định pháp luật về quản lý việc làm thêm của sinh viên khi tham gia làm tài xế xe ôm công nghệ nói riêng và các công việc khác.

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, một nghiên cứu độc lập cho thấy hiện có hơn 300.000 tài xế công nghệ, trong đó phần lớn là sinh viên làm thêm. Tuy nhiên, sinh viên làm tài xế công nghệ trong 10-14 tiếng mỗi ngày ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, tác động tiêu cực đến sự phát triển bản thân và chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao. 

 Chạy xe ôm công nghệ là công việc giúp không ít sinh viên trang trải học phí, tuy nhiên đang có lo ngại sinh viên mải mê làm thêm ảnh hưởng đến việc học. Ảnh minh hoạ: Quang Định  

Theo ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT), yêu cầu của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình là một chủ trương kịp thời. Việc ban hành quy định về giờ làm thêm của sinh viên đã được nhiều nước thực hiện.

Ông cho rằng, trước hết cần bổ sung cơ sở pháp lý, có quy định cụ thể trong việc quản lý giờ làm thêm của sinh viên. Quy định này cần phải tiếp cận ở nhiều chủ thể liên quan như doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực là sinh viên, sinh viên có nhu cầu làm việc, cơ chế trả lương của doanh nghiệp.

Tiến sĩ Vân Thị Hồng Loan (Đại học Mở TPHCM) cũng đồng tình với việc cần có quy định quản lý về giờ làm thêm của sinh viên. Hiện nay, ngoài giờ học trên lớp, nhà trường không thể kiểm soát nổi thời gian làm thêm của sinh viên.

Một vấn đề cũng đang khiến các trường băn khoăn là cách nào để quản lý giờ làm thêm của sinh viên. Tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, nhà trường quản lý sinh viên đi làm thêm thông qua phần mềm đăng ký giấy xác nhận sinh viên.

Tại Trường Đại học Thủy Lợi, hay Bách khoa Hà Nội, số lượng sinh viên đi làm thêm lên đến trên 50%. Tuyên truyền và nhắc nhở là những cách nhà trường thường xuyên sử dụng để hướng sinh viên không để việc làm thêm ảnh hưởng đến học tập.

Các trường kiến nghị nên chăng có quy định các doanh nghiệp khi nhận sinh viên làm thêm phải yêu cầu có giấy xác nhận từ nhà trường.

Vòng luẩn quẩn đi làm thêm lấy tiền học lại

Theo một khảo sát của PGS-TS Đặng Thị Lệ Xuân (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) được tiến hành trên 1.000 hộ dân ở 11 tỉnh, thành, thì có 50% số hộ gia đình cho biết con của họ buộc phải đi làm thêm lấy tiền đóng học phí.

Cũng theo điều tra này, 33 – 41% sinh viên được hỏi thừa nhận đi làm thêm có ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ.

Không ít sinh viên phải học lại vì dành thời gian cho làm thêm nhiều hơn việc học. Và để có tiền học lại, trả nợ môn, sinh viên lại tăng cường làm thêm, cứ luẩn quẩn như vậy.

Nguyễn Nam Hải (sinh năm 1999, quê Hà Nam), sinh viên tại một trường Đại học ở Hà Nội đang dành trung bình 6-7 tiếng mỗi ngày cho việc chạy xe ôm công nghệ. Nhiều bạn bè của Hải cũng chọn công việc này.

Thay vì nhận mức lương 20.000 - 25.000 đồng mỗi tiếng đi chạy bàn, nhân viên bán hàng, Hải thừa nhận công việc chạy xe ôm mang lại cho cậu thu nhập khá tốt để bù đắp cho việc tăng học phí, chi phí sinh hoạt. Có những ngày cố chạy ở ngoài đường 10 tiếng, Hải kiếm được 500.000-600.000 đồng.

“Đã đi làm thêm thì thời gian dành cho việc học sẽ ít hơn. Chưa kể nhiều bạn do thấy kiếm được tiền nên thích đi làm hơn đi học”- Hải nêu thực tế và đồng tình với việc nên ban hành quy định quản lý giờ làm thêm của sinh viên.

Tuy nhiên, nam sinh này cho rằng quy định nên xây dựng trên thực tế đi làm thêm là nhu cầu chính đáng của sinh viên. Ngoài ra, các trường đại học nên tăng cường kết nối với doanh nghiệp để giúp sinh viên tìm kiếm được việc làm thêm phù hợp, hỗ trợ cho ngành học của mình.

Theo Bích Hà/Lao động

https://laodong.vn/giao-duc/sinh-vien-tron-hoc-di-lam-them-chay-xe-om-quan-the-nao-776838.ldo 

  • Từ khóa

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
318 lượt xem

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng,...
09:21 - 12/01/2025
419 lượt xem

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học.
20:55 - 11/01/2025
685 lượt xem

Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ GD&ĐT công bố danh sách cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm đã được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
14:22 - 11/01/2025
752 lượt xem

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
989 lượt xem