11
/
84855
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Tự chủ cao, xử phạt nghiêm khắc
bo-truong-bo-gd-dt-phung-xuan-nha-tu-chu-cao-xu-phat-nghiem-khac
news

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Tự chủ cao, xử phạt nghiêm khắc

Thứ 2, 06/01/2020 | 14:26:30
491 lượt xem

Bên lề Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH được tổ chức hôm nay, 6/1, tại 6 điểm cầu trên cả nước, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có trao đổi với báo chí về vấn đề tự chủ trong đại học.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Tự chủ cao, xử phạt nghiêm khắc

Thưa ông, Luật Giáo dục ĐH sửa đổi (Luật số 34), Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật  này (Nghị định 99) đã đề cập rất sâu đến vấn đề tự chủ. Vậy, làm thế nào để quản lý được việc thực hiện tự chủ trong các trường ĐH?

Luật số 34 mở rộng quyền tự chủ của các trường rất cao, trong đó gắn chặt trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm giải trình ở đây gồm các nội dung như thực hiện các chuẩn quy định.  Trong Luật số 34 quy định rất rõ các cơ sở  giáo dục ĐH (GDĐH) phải thực hiện chuẩn giảng viên, các quy định chuẩn chương trình được kiểm định, các điều kiện đảm bảo  chương trình đào tạo. Những chuẩn này phải được thực hiện công khai minh bạch qua cơ sở dữ liệu;

Tăng cường kiểm định và kiểm tra giám sát các cơ sở GD ĐH thực hiện kiểm định chất lượng, đảm bảo chất lượng. Qua đó người học sẽ chọn được chính xác trường có chất lượng. Những trường không đảm bảo chất lượng, chất lượng kém chắc chắn sẽ thí sinh lựa chọn, khả năng giải thể cao;

Những trường vi phạm Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Bộ Công an xử lý nghiêm, để từng bước khắc phục tình trạng một số trường chất lượng kém, chất lượng không đảm bảo nhưng lại thực hiện đào tạo.  Ví dụ như đào tạo văn bằng 2.  Bộ GD&ĐT vừa qua phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm;

Bên cạnh đó, yêu cầu các trường phải xây dựng bộ cơ sở dữ liệu công khai, để Bộ GD&ĐT và cơ quan khác giám sát. Ví dụ như văn bằng. Công khai dữ liệu văn bằng chứng chỉ  để người sử dụng lao động, ai quan tâm đều biết.  Điều này sẽ khắc phục tình trạng bằng giả.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng trong Luật số 34 cũng như Nghị định 99 chưa đề cập đến vấn đề xử lý những sai phạm. Điều này nên hiểu như thế nào, thưa ông?

Theo quy định, năng lực tự chủ thấp mà thực hiện quyền cao hơn thì phải được siết chặt. Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo sửa đổi bộ sung trình Chính phủ ban hành Nghị định 138  về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Đồng thời, Bộ đang thực hiện rà soát xây dựng các văn bản khác, đặc biệt 4 văn bản quy chế đào tạo theo tinh thần Luật 34, Nghị định 99 là quy chế tuyển sinh,  quy chế quản lý đại học,  quy chế tuyển sinh thạc sĩ,  quy chế tuyển sinh tiến sĩ để tạo ra hành lang pháp lý mạch lạc bớt quy định mang tính hành chính, riêng lẻ từng vấn đề.

Tôi tin rằng năm 2020 giáo dục ĐH có hành lang pháp lý mạch lạc. Chất lượng là đích mà các trường phải hướng tới.  Những trường kém chất lượng  thị trường cạnh tranh sẽ tạo sức ép cải thiện hoặc giải thể.

Làm sao để hội đồng trường có thực quyền trong bối cảnh hiện nay, thưa Bộ trưởng?

Hồn cốt của Luật số 34 là trả lại thực quyền cho hội đồng trường. Hội đồng trường là cơ quan đại diện của cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm toàn diện cho trường.

Luật số 34 nhấn mạnh đến thiết chế. Muốn thực quyền thì tất cả các bên liên quan phải nâng cao nhận thức.  Không phải chỉ Bộ GD&ĐT  thực hiện điều này mà chính các bộ chủ quản, cơ quan chủ quản phải thay đổi nhận thức. Không can thiệp hành chính thì hội đồng trường  phải thực quyền.

Các nhà trường cũng phải nhận thức khác. Chủ tịch HĐT là vị trí  để thông qua các quyết sách lớn chứ không phải là nơi tăng thêm quyền cho hiệu trưởng.

Thêm nữa là việc lựa chọn các thành viên, cơ cấu HĐT. Chủ tịch HĐT phải đủ năng lực, trách nhiệm. Luật quy định chủ tịch HĐT là chuyên trách còn trước đây là kiêm nhiệm nên giờ phải có trách nhiệm cao. 

Các hiệu trưởng chủ tịch HĐT có dám bước qua được hay không? Quyền lực lớn nhất là chủ tịch HĐT. Quyết định là của  tập thể.  Tự chủ đến từng giảng viên, đến khoa chứ không phải tự chủ đối với ban lãnh đạo.

Xin cảm ơn ông!

Theo Nghiêm Huê/Tiền phong

https://www.tienphong.vn/giao-duc/bo-truong-bo-gddt-phung-xuan-nha-tu-chu-cao-xu-phat-nghiem-khac-1506380.tpo

  • Từ khóa

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
315 lượt xem

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng,...
09:21 - 12/01/2025
418 lượt xem

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học.
20:55 - 11/01/2025
683 lượt xem

Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ GD&ĐT công bố danh sách cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm đã được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
14:22 - 11/01/2025
749 lượt xem

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
986 lượt xem