11
/
84325
Luật giáo dục ĐH sửa đổi: Bỏ trống quyền lực vì chưa có Nghị định hướng dẫn
luat-giao-duc-dh-sua-doi-bo-trong-quyen-luc-vi-chua-co-nghi-dinh-huong-dan
news

Luật giáo dục ĐH sửa đổi: Bỏ trống quyền lực vì chưa có Nghị định hướng dẫn

Thứ 5, 26/12/2019 | 12:39:38
424 lượt xem

Do Nghị định hướng dẫn Luật giáo dục ĐH sửa đổi chưa được ban hành nên nhiều trường ĐH đang gặp rất nhiều khó khăn trong vận hành quản lý vì bị “trống” quyền lực.

Tự chủ ĐH làm thế nào để không còn tình trạng một khóa ba chìa?Tự chủ ĐH làm thế nào để không còn tình trạng một khóa ba chìa?

Luật Giáo dục ĐH sửa đổi (hay còn gọi là Luật số 34/2018/QH14) được xây dựng trên tinh thần chuyển quyền đại diện chủ sở hữu các cơ sở giáo dục ĐH từ cơ quan chủ quản về nhà trường, hướng tới mỗi cơ sở giáo dục ĐH là một pháp nhân có đầy đủ quyền tự chủ. Luật quy định Hội đồng trường là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của nhà trường.Luật số 34 quy định rõ chức năng, quyền hạn, tiêu chuẩn, nguyên tắc tổ chức, cách thức hoạt động của Hội đồng trường, đông thời giao Chính phủ “quy định chi tiết quy trình, thủ tục thành lập, công nhận Hội đồng trường; việc công nhận miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của Hội đồng trường”.

Tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa ban hành được Nghị định hướng dẫn chi tiết thực hiện một số điều của Luật như quy định.

Điều này gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục ĐH trong việc triển khai thực hiện Luật. Trong đó, quan trọng nhất là việc công nhận Hội đồng trường chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hậu quả là nhiều trường ĐH kể cả trường công lập và trường dân lập, tư thục vẫn chưa được công nhận Hội đồng trường. Ví dụ, theo phản ánh, trường ĐH Dân lập Hải Phòng được chuyển sang trường đại học tư thục và đổi tên thànhTrường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng. Ngày 20/6/2019 trường đã có Tờ trình số 361/TTr-HPU cùng hồ sơ quá trình bầu thành viên Hội đồng trường trình lên Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đề nghị công nhận.

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có công văn số 4355/UBND- VX gửi Bộ GD&ĐT xin chỉ đạo về việc công nhận Hội đồng trường ĐH Quản lý và Công nghệ Hải Phòng. Nhưng cho đến thời điểm này, sau 6 tháng kể từ ngày trình hồ sơ đề nghị vẫn chưa có kết quả công nhận dẫn đến việc nhà trường chưa được hoạt động dưới tên mới, vì chưa có đủ điều kiện để được Công an Thành phố cấp con dấu mới.Chính vì vậy trường gặp nhiều khó khăn trong mọi hoạt động. Ngày 26/11 vừa qua trường đã có công văn kiến nghị gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ GD&ĐT và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng để xin tháo gỡ vấn đề này.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường công lập nhưng đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền công nhận Hội đồng trường cũng vì vướng mắc giữa việc thực hiện các điều của Luật 34 và áp dụng quy định của Tổng Liên đoàn (cơ quan chủ quản của trường). Tương tự, trường đại học Dân lập Lương Thế Vinh (Nam Định) đã được chuyển đổi sang loại hình trường tư thục từ năm 2018.Đến tháng 8/2019 cơ cấu bộ máy tổ chức của trường đã hoàn thành. Việc công nhận Hội đồng Quản trị không được Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định quyết định công nhận vì phải áp dụng theo Luật 34. Nhưng hiện tại chưa có Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, dẫn đến khó khăn nhà trường rơi vào tình trạng bỏ trống quyền lực, mọi hoạt động bị đình trệ, bế tắc.

Mặt khác, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vẫn muốn quản lý trực tiếp mọi hoạt động của các trường ĐH trực thuộc trên các mặt tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, tài chính, đầu tư và thậm chí cả về mặt học thuật.Một số trường ĐH địa phương ở Hải Phòng, miền Tây Nam bộ, miền Trung cũng gặp hoàn cảnh tương tự bởi sự can thiệp quá sâu của chính quyền địa phương đến mọi hoạt động của trường trong điều kiện ngày một sụt giảm về quy mô, thách thức việc đảm bảo nguồn tài chính mà các trường thực hiện tự chủ phải đương đầu.

Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các trường ĐH đang gặp phải hiện nay, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 34 đặc biệt là các chi tiết liên quan đến Hội đồng trường.Đồng thời, xem xét, điều chỉnh chính sách tiến tới xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản trên tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW, Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng Khóa 12, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP và Nghị quyết số 89/NQ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Hiệp hội Trần Hồng Quân cho biết, những mong muốn trên đây được đáp ứng sẽ tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục ĐH phát huy hết tiềm năng, sức sáng tạo trong giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội; đó cũng là sự thể hiện một Chính phủ Kiến tạo như Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần có thông điệp trước toàn dân.

Theo Nghiêm Huê/Tiền phong

https://www.tienphong.vn/giao-duc/luat-giao-duc-dh-sua-doi-bo-trong-quyen-luc-vi-chua-co-nghi-dinh-huong-dan-1501963.tpo

  • Từ khóa

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
192 lượt xem

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng,...
09:21 - 12/01/2025
303 lượt xem

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học.
20:55 - 11/01/2025
578 lượt xem

Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ GD&ĐT công bố danh sách cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm đã được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
14:22 - 11/01/2025
644 lượt xem

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
873 lượt xem