11
/
84136
Những chính sách mới về tiền lương, thưởng Tết của giáo viên
nhung-chinh-sach-moi-ve-tien-luong-thuong-tet-cua-giao-vien
news

Những chính sách mới về tiền lương, thưởng Tết của giáo viên

Thứ 2, 23/12/2019 | 13:02:10
575 lượt xem

Từ năm 2020 và 2021 sẽ có rất nhiều chính sách mới liên quan đến tiền lương, thưởng, chế độ cho giáo viên có hiệu lực và đi vào cuộc sống.

Sẽ có quỹ thưởng Tết riêng cho giáo viên

Những ngày qua, câu chuyện thưởng Tết lại được nhắc đến, với bao nỗi niềm của đội ngũ nhà giáo mỗi khi tết đến, xuân về. Vẫn như mọi năm, cùng công tác trong ngành, người được thưởng chục triệu, nơi lại chẳng có gì.

Để giáo viên, cũng như bất kỳ người lao động khác, sau một năm làm việc vất vả đều nhận được chút động viên khi tết đến thì Nghị quyết 27/NQ-TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có hiệu lực thi hành ngày 21.5.2018 có nhiều quy định mới về tiền lương và thưởng.

Với đội ngũ nhà giáo, theo ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục Đào tạo, việc thưởng Tết cho giáo viên hiện nay phụ thuộc vào nơi giáo viên công tác là cơ sở giáo dục công lập hay các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là các cơ sở có liên kết với nước ngoài do có nguồn thu nhập và vận hành theo cơ chế doanh nghiệp, tự chủ nên thường có mức thưởng tết khá cao.

Còn đối với các cơ sở giáo dục công lập, việc thưởng tết phụ thuộc vào sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương; việc tiết kiệm ngân sách được giao theo quy chế chi tiêu nội bộ của mỗi trường, nên có chuyện nơi thưởng nhiều, nơi thưởng ít, nơi lại không có.

  Sắp tới sẽ trích 10% từ quỹ lương để làm quỹ thưởng tết cho giáo viên. Ảnh: Hải Nguyễn.

Nhưng theo Nghị quyết số 27/NQ-TW, từ năm 2021 sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Theo đó, khu vực công sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: “Mức lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương), tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp”.

Với quỹ tiền thưởng này, các cơ sở giáo dục sẽ chi thưởng cho công chức, viên chức và người lao động. Đồng thời có điều kiện hơn để chăm lo đến đời sống của giáo viên cũng như việc thưởng cho giáo viên để động viên, khích lệ tinh thần đối với các nhà giáo.

Tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi của nhà giáo sẽ tăng cao

Ngày 12.11.2019 vừa qua, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết số 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, đáng chú ý là nội dung điều chỉnh mức lương cơ sở.

Theo đó, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1.7.2020. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây.

Do ở thời điểm này, tiền lương và một số khoản phụ cấp của giáo viên vẫn được duy trì theo cách tính: Lương cơ sở x Hệ số, nên khi lương cơ sở tăng, lương và một số khoản phụ cấp của giáo viên cũng sẽ tăng vọt (mức tăng lương cao nhất lên đến 700.000 đồng/tháng với giáo viên trung học).

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng đối với nhà giáo cũng sẽ tăng hơn 7,38% so với quy định hiện hành.

Được hưởng lương theo vị trí việc làm

Cũng theo tinh thần của Nghị quyết 27, từ năm 2021, chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có giáo viên sẽ được thay đổi. Cách tính lương theo mức lương cơ sở và hệ số lương không còn được duy trì, thay vào đó là tính lương theo vị trí việc làm.

Tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện nay.

Như vậy, từ năm 2021, giáo viên có chuyên môn càng tốt lương sẽ càng cao (dù là giáo viên trẻ, mới ra trường). Lương mới được thực hiện từ năm 2021 cũng sẽ không thấp hơn mức lương năm 2020 và được tính theo lộ trình tăng lương cơ sở, thực hiện theo các quy định của Chính phủ.

Theo Đặng Chung/Lao động

https://laodong.vn/giao-duc/nhung-chinh-sach-moi-ve-tien-luong-thuong-tet-cua-giao-vien-773775.ldo

  • Từ khóa

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
198 lượt xem

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng,...
09:21 - 12/01/2025
312 lượt xem

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học.
20:55 - 11/01/2025
581 lượt xem

Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ GD&ĐT công bố danh sách cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm đã được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
14:22 - 11/01/2025
649 lượt xem

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
882 lượt xem