11
/
83622
Cay đắng giáo viên Hà Nội bị tước đóng bảo hiểm: 'Ngồi' trên đống lửa
cay-dang-giao-vien-ha-noi-bi-tuoc-dong-bao-hiem-ngoi-tren-dong-lua
news

Cay đắng giáo viên Hà Nội bị tước đóng bảo hiểm: 'Ngồi' trên đống lửa

Thứ 5, 12/12/2019 | 10:14:51
500 lượt xem

Điều kiện để tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên hợp đồng là có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên ở Hà Nội đang ngậm cay, nuốt đắng khi trường không thực hiện việc đóng bảo hiểm cho họ.

Khai mạc kỳ thi viên chức  giáo dục (vòng 2) tại huyện Ứng Hòa vừa qua. Khai mạc kỳ thi viên chức giáo dục (vòng 2) tại huyện Ứng Hòa vừa qua.

Chiều 10/12, tại hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Nguyễn Chí Đoàn đã thông tin về việc tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng tại Hà Nội.Ông Nguyễn Chí Đoàn cho biết, thực hiện theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Hà Nội sẽ tuyển dụng viên chức theo hình thức thi tuyển và xét tuyển.

Ngày 5/11/2019, Bộ Nội vụ có Văn bản số 5378/BNV-CCVC hướng dẫn tuyển dụng đặc cách viên chức giáo viên, tức là tiếp nhận giáo viên không qua thi tuyển.Thực hiện theo hướng dẫn này, trong diễn biến mới nhất, sáng 10/12, Sở Nội vụ đã mời trưởng phòng giáo dục - đào tạo, trưởng phòng nội vụ 30 quận, huyện, thị xã để phổ biến, quán triệt các bước tiến hành.Sở yêu cầu lãnh đạo các phòng giáo dục - đào tạo, nội vụ rà soát chỉ tiêu, nhu cầu tuyển dụng năm học 2019-2020. Đợt thi tuyển và xét tuyển vừa qua là tuyển dụng chỉ tiêu năm học 2018-2019. Trên cơ sở đó, theo ông Nguyễn Chí Đoàn, Sở Nội vụ sẽ cùng các cơ quan liên quan xây dựng các phương án tuyển dụng và báo cáo xin ý kiến Bộ Nội vụ, xin ý kiến UBND thành phố để thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Nội vụ.

Giáo viên vẫn hoang mangDù biết thành phố đang triển khai kế hoạch như đã hứa nhưng nhiều giáo viên hợp đồng vẫn rất lo lắng, chưa yên tâm. Một giáo viên dạy hợp đồng tại huyện Ứng Hòa cho biết đã đi dạy được gần 10 năm, nhưng hàng năm huyện chỉ ký hợp đồng 1 năm/lần, và hợp đồng được nối liên tục trong thời gian qua.

Chỉ có điều từ năm học 2018 -2019, quả bóng này được chuyển từ phòng nội vụ của huyện xuống trường. Hiệu trưởng các trường ký hợp đồng với các giáo viên.

Và cũng theo giáo viên này, trong suốt thời qua, các giáo viên hợp đồng của huyện đều không được đóng bảo hiểm xã hội. Công đoàn trường cũng đã từng đưa vấn đề này ra cuộc họp nhưng rồi cũng không thấy ai giải quyết cho giáo viên.

Vị giáo viên này cho hay, năm 2018, huyện Ứng Hòa cũng có đề xuất đóng bảo hiểm, trường mới đưa ra đề xuất nhưng chưa thực hiện. Còn như ở trường khác, khoảng đầu năm 2018, Hiệu trưởng có đi dự một hội nghị về cũng thông báo “Sắp được đóng bảo hiểm”, kế toán trích một phần lương vì “có kế hoạch” đóng bảo hiểm, mặc dù không còn được nhận nguyên lương là 1.490.000 đồng, nhưng nhiều giáo viên của Ứng Hòa cũng mừng vì được đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, đến khoảng 1 tháng trước kỳ thi tuyển viên chức, kế toán lại hoàn trả lại khoản tiền đó và thông báo là chưa được đóng bảo hiểm.

Không chỉ riêng Ứng Hòa, mà theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều giáo viên hợp đồng ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội có thâm niên công tác trong ngành Giáo dục từ 10-24 năm nhưng thời gian gần đây cũng chỉ được ký hợp đồng ngắn hạn 3 tháng/lần. Hiện tại mức lương mà những giáo viên này được hưởng khoảng 1,2 triệu đồng/tháng và không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong từng ấy năm công tác.

Trong khi đó, tại công văn 5378 của Bộ Nội vụ thì điều kiện để tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên hợp đồng là có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.

Giáo viên hợp đồng ở huyện Ứng Hòa rất mong muốn được xét đặc cách nhưng cũng nhận thấy không đủ điều kiện, vì còn chưa được đóng bảo hiểm. Chính vì vậy, giáo viên hợp đồng nơi đây mong mỏi và hy vọng thành phổ có cơ chế đặc thù để xét tuyển đặc cách và tạo điều kiện đối với việc chưa được đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Nghiêm Huê/Tiền phong

https://www.tienphong.vn/giao-duc/cay-dang-giao-vien-ha-noi-bi-tuoc-dong-bao-hiem-ngoi-tren-dong-lua-1497237.tpo

  • Từ khóa

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
119 lượt xem

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng,...
09:21 - 12/01/2025
229 lượt xem

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học.
20:55 - 11/01/2025
512 lượt xem

Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ GD&ĐT công bố danh sách cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm đã được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
14:22 - 11/01/2025
577 lượt xem

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
806 lượt xem