11
/
83162
Nguy cơ năm nay bộ này, năm sau bộ khác
nguy-co-nam-nay-bo-nay-nam-sau-bo-khac
news

LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 MỚI: Nguy cơ năm nay bộ này, năm sau bộ khác

Thứ 3, 03/12/2019 | 16:52:39
592 lượt xem

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện bộ đang soạn các thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 năm 2020 - 2021 theo hướng sẽ do các cơ sở giáo dục phổ thông quyết định, còn từ năm học 2021 - 2022 sẽ do UBND cấp tỉnh chọn lựa. Có ý kiến cho rằng, chính quy định về việc chọn sách giáo khoa mỗi năm một khác sẽ có thể dẫn đến việc có những bộ sách vừa dùng được 1 năm học nhưng năm sau đã không sử dụng, đó là sự lãng phí.

Bộ SGK đầy đủ duy nhất (9/9 cuốn cho 8 môn học lớp 1) vừa được Bộ GDĐT thông qua. Ảnh: Đ.T

Bộ SGK đầy đủ duy nhất (9/9 cuốn cho 8 môn học lớp 1) vừa được Bộ GDĐT thông qua. Ảnh: Đ.T

Lãng phí hay không?

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GDĐT) khẳng định: “Trong một vài ngày tới, Bộ GDĐT sẽ công bố dự thảo thông tư trên mạng để xin ý kiến rộng rãi của các cơ sở giáo dục, các tầng lớp nhân dân, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh và sẽ ban hành thông tư hướng dẫn khoảng cuối tháng 12.2019, hiệu lực thi hành đến 30.6.2020. Từ 1.7.2020 thực hiện theo Luật Giáo dục 2019 sẽ có thông tư hướng dẫn tiếp theo”.

Dù biết rằng không thể tránh khỏi sự xáo trộn nhất định và khả năng “thiệt hại” khi sẽ có một lượng SGK không thể sử dụng lại sau 1 năm học “trải nghiệm” chương trình mới, tuy nhiên, có vẻ đây là điều đã được Bộ GDĐT tính đến. “Dù cách nào (cơ sở giáo dục chọn sách hay UBND cấp tỉnh chọn sách - PV) thì các cơ sở giáo dục phổ thông cũng phải đóng góp ý kiến cho việc sử dụng SGK. Đây là năm đầu tiên nên các trường phải tham gia dạy và học thì mới bắt đầu đánh giá chính xác được hiệu quả triển khai. Sự lãng phí ở đây là lứa học sinh kế tiếp liền kề không sử dụng lại được sách do lứa trên để lại. Tức là không truyền lại cho thế hệ sau ở chính môn học ấy, nhưng cũng chỉ trong phạm vi hẹp chứ không phải trong phạm vi rộng lớn. Việc phải thay đổi có thể chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu thôi, còn sau này sẽ phải được ổn định lâu dài theo như quy định của luật” - ông Thành nhận định.

Tránh “thầy bói xem voi”

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc giao thẩm quyền chọn sách giáo khoa mỗi năm một khác đã nhiều phụ huynh học sinh có con chuẩn bị vào lớp 1, lớp 2 băn khoăn. Chị V.T.T (Hà Nội), đang có con gái 5 tuổi băn khoăn: “Nếu chương trình học và việc chọn sách được thống nhất từ đầu, tôi nghĩ chắc chắn sẽ thuận lợi hơn vì tính liền mạch được đảm bảo”. Trong khi đó, cô giáo T.T.T - giáo viên tiểu học tại một trường ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) - cho biết: “Thực sự cũng có hoang mang với những thông tin mà Bộ GDĐT đưa ra. Đầu tiên là UBND cấp tỉnh chọn sách, sau là cơ sở giáo dục phổ thông chọn sách. Là giáo viên, chúng tôi cũng mong muốn sự ổn định để đảm bảo công tác chuyên môn. Tuy nhiên, năm đầu nhà trường được lựa chọn cũng là điều tốt, bởi lãnh đạo trường sẽ lấy ý kiến trực tiếp từ giáo viên, phụ huynh rồi ra quyết định. Như vậy thực tế hơn so với UBND tỉnh tổng hợp ý kiến”.

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) nhận định: “Thực hiện một chương trình nhiều SGK là chủ trương tốt, đúng đắn nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất thì việc chọn lựa bộ sách nào làm tài liệu giảng dạy, học tập cho các cơ sở giáo dục cũng rất quan trọng”.

Ông Bình nhấn mạnh rằng SGK chỉ là tài liệu chủ yếu chứ không thể thay thế tất cả nguồn tài liệu khác, SGK trong chương trình mới không còn là pháp lệnh. Tất cả các SGK viết ra đều phải theo chương trình, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng do bộ định hướng. Tuy vậy, cách tiếp cận mỗi bộ sách theo quan điểm khác nhau, với những phương pháp khác nhau thì việc lựa chọn phải phù hợp đặc điểm của từng địa phương, từng thầy cô và đối tượng học sinh của từng vùng miền và các cơ sở khác nhau.

Còn TS Đào Tuấn Đạt - lãnh đạo Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) - cũng bày tỏ lo lắng khi hiện nay các SGK chưa được công bố, các thầy cô chưa được nghiên cứu, dạy thử nghiệm sẽ rất dễ dẫn đến chọn sách như “thầy bói xem voi”. Từ đó, ông Đạt đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố các bộ SGK để các cơ sở giáo dục, giáo viên, phụ huynh và xã hội được nghiên cứu, tham khảo.

Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lê Quý Đôn Nguyễn Quốc Bình phân tích: “Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố SGK sớm giúp các thầy cô giáo có nguồn tài liệu để nghiên cứu, càng kỹ bao nhiêu thì càng tốt cho thầy cô để giảng dạy hiệu quả bấy nhiêu. Xã hội, cha mẹ học sinh cũng yên tâm hơn khi được tiếp cận với SGK mới. Có sự chuẩn bị về tâm thế sẽ có lợi về mặt tâm lý rất nhiều” - ông Bình nói.

Theo Đức Thành - Huyên Nguyễn/Lao động

https://laodong.vn/giao-duc/nguy-co-nam-nay-bo-nay-nam-sau-bo-khac-769600.ldo

  • Từ khóa

Phấn đấu đến năm 2030, 100% HSSV được tham gia hoạt động giáo dục di sản văn hóa

Phấn đấu đến năm 2030, 100% HSSV trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hoạt động giáo dục nghệ thuật, di sản văn hóa.
16:31 - 01/11/2024
73 lượt xem

Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi theo hướng dẫn Thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20/12/2019 của Bộ GD&ĐT.
14:50 - 01/11/2024
118 lượt xem

Đề xuất những việc không được làm với nhà giáo

Cho rằng hiện chỉ có quy định những việc nhà giáo không được làm mà thiếu những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, dự thảo luật Nhà giáo...
10:39 - 01/11/2024
220 lượt xem

Trường học ở Anh dùng 'thú cưng' thu hút học sinh

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống giáo dục Vương quốc Anh vì nhiều học sinh không muốn đi học.
08:48 - 01/11/2024
267 lượt xem

Tìm giải pháp để sinh viên không bỏ học

Ngay năm đầu tiên sau khi trúng tuyển ĐH, nhiều sinh viên đã dừng học sớm. Tỷ lệ này được ghi nhận ở mức khá cao ở nhiều trường và trở thành vấn đề 'đau...
07:07 - 01/11/2024
329 lượt xem