11
/
82794
Cách người Đan Mạch dạy con về sự đồng cảm
cach-nguoi-dan-mach-day-con-ve-su-dong-cam
news

Cách người Đan Mạch dạy con về sự đồng cảm

Thứ 3, 26/11/2019 | 11:38:44
527 lượt xem

Cha mẹ Đan Mạch không dùng ngôn ngữ tiêu cực trước mặt con, khuyến khích con đọc những câu chuyện buồn để thảo luận về sự đồng cảm.

Jessica Joelle Alexander là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn người Mỹ. Từng có thời gian nghiên cứu về văn hóa của đất nước Đan Mạch, cô chia sẻ cách người dân nước này dạy trẻ em về sự đồng cảm.

Mỹ, quốc gia của tôi, ưa chuộng tính cá nhân. Chúng tôi được dạy để trở thành người chiến thắng hoặc phấn đấu thành người giỏi nhất, đó là định nghĩa của sự thành công ở Mỹ. Tuy nhiên, khác với Mỹ, Đan Mạch coi trọng tinh thần đồng đội nhiều hơn là việc giành chiến thắng cá nhân. Và họ liên tục trau dồi cho thế hệ trẻ về sự đồng cảm.

Ngôn ngữ đồng cảm

Người Đan Mạch luôn tâm niệm con cái là hình ảnh phản chiếu cha mẹ. Nếu cha mẹ bình luận về người khác trước mặt con bằng những từ ngữ tiêu cực, châm chọc như "Cô ấy thật đáng ghét", "Anh ta ích kỷ lắm", đó không phải là ngôn ngữ đồng cảm.

Ở Đan Mạch, bạn hầu như không không bao giờ nghe thấy cha mẹ nói những điều như vậy trước mặt con. Họ luôn cố gắng giúp con tìm hiểu hành vi của người khác mà không sử dụng ngôn ngữ tiêu cực. Trẻ em Đan Mạch được dạy bản chất của tất cả mọi người đều tốt và luôn có lý do đằng sau những hành vi của họ. Tìm và hiểu cho những lý do này, chúng ta sẽ thấy mặt tốt của họ, từ đó nảy sinh sự thấu hiểu, đồng cảm. Nó còn giúp loại bỏ cảm xúc tiêu cực, giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Khi gặp người có hành vi bất lịch sự, cha mẹ Đan Mạch thường hỏi con: "Con có nghĩ người đó đang đói/đang mệt vì không được ngủ trưa? Con có biết cảm giác đói và mệt như thế nào không? Đó là những gì người ấy đang trải qua".

Trong phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ Đan Mạch còn một khái niệm nữa, đó là "tự điều chỉnh". Người Đan Mạch tin rằng trước khi mỗi người có thể hiểu cảm xúc của người khác, họ phải có khả năng hiểu chính mình. Họ khuyến khích con nói ra cảm xúc. Điều này xây dựng ý thức mạnh mẽ hơn về bản thân và cũng cho trẻ cơ hội khám phá bản chất hành động của chúng.

Thói quen đọc sách

Cha mẹ Đan Mạch thường đọc rất nhiều thể loại truyện cho con, không chỉ những câu chuyện kết thúc có hậu. Thông qua những tình huống buồn bã, chi tiết khổ đau trong sách, cha mẹ và con cùng thảo luận về sự đồng cảm. Nhiều cuốn truyện cổ tích Đan Mạch gây sốc bởi đề cập thẳng vấn đề xã hội, không tô hồng cuộc sống. Nghiên cứu khoa học chỉ ra đọc sách về tất cả cảm xúc, từ vui vẻ đến bi thương, sẽ giúp trẻ tăng khả năng đồng cảm.

Câu chuyện "Nàng tiên cá" của tác giả Hans Andersen là một ví dụ. Trong câu chuyện cổ tích ấy, nàng tiên cá phải đánh đổi mọi thứ để lên bờ gặp hoàng tử nhưng cuối cùng vẫn không có được chàng. Nàng tiên cá quá đau lòng nên từ giã cõi đời và biến thành bọt biển. Câu chuyện mở ra những cuộc thảo luận trong gia đình Đan Mạch. Trẻ em tiếp thu tất cả nỗi buồn, bi kịch trong đó. Các em biến những nỗi buồn ấy thành sự thương cảm, xót xa cho nàng tiên cá và cũng thương cảm cho hoàng tử vì không nhận ra tấm lòng của nàng tiên cá.

Cha mẹ Đan Mạch tin rằng nếu được tiếp cận câu chuyện buồn, trẻ sẽ kiên cường hơn và sách là nguồn tài liệu tuyệt vời để truyền dạy những điều đó.

Lớp học về sự đồng cảm

Bên cạnh nghiên cứu văn hóa trong gia đình người Đan Mạch, tôi dành nhiều thời gian quan sát, tìm hiểu nền giáo dục của họ. Tôi đặc biệt tập trung vào "lớp học đồng cảm", một phần cốt lõi của chương trình giảng dạy tại quốc gia này.

Lớp học được tổ chức một giờ một tuần hoặc nhiều hơn, dạy học sinh từ 6 đến 15 tuổi về sự đồng cảm. Mục đích chính là tạo cảm giác thoải mái để học sinh chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Những khúc mắc sẽ được các em thảo luận để tìm hướng giải quyết. Đó có thể là vấn đề giữa nhóm học sinh, giữa học sinh và nhà trường hoặc không liên quan đến trường học. Nếu không có vấn đề thảo luận, mọi người chỉ đơn giản ngồi cùng nhau và thư giãn.

Jesper Vang, giáo viên trường cấp hai Tingkærskolen (thành phố Odense) cho biết điều quan trọng là giúp học sinh cảm thấy được lắng nghe. "Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo các em hiểu cảm giác của bạn bè và thử đặt mình vào tình huống của người khác. Sau đó, chúng tôi cùng nhau đưa ra giải pháp dựa trên sự lắng nghe và thấu hiểu thực sự", cô giải thích.

Giá trị của nút PYT

Không phải lúc nào dạy trẻ đặt mình vào vị trí của người khác cũng là giải pháp tốt. Trẻ em Đan Mạch được dạy cách tự xử lý cảm xúc tiêu cực bằng cách gọi tên cảm xúc, gom tất cả lại và ném đi, theo đúng nghĩa đen.

Trong lớp học, học sinh được khuyến khích viết tên cảm xúc ra giấy hoặc viết những điều khiến trẻ khó chịu, sau đó gấp hoặc vò nát chúng và ném vào chiếc hộp có một nút ghi chữ PYT (PYT có nghĩa đừng bao giờ bận tâm, hãy quên chuyện khiến bạn khó chịu). Trẻ sẽ nhấn vào nút PYT sau khi vứt giấy và từ đó không bận tâm về những cảm xúc này nữa.

Trẻ em Đan Mạch sử dụng nút PYT giống như nút Reset ở nhiều nơi để giải tỏa căng thẳng. Ảnh: Shutterstock.

Trẻ em Đan Mạch sử dụng nút PYT giống như nút Reset ở nhiều nơi để giải tỏa căng thẳng. Ảnh: Shutterstock.

Sau khi biết về hoạt động này, tôi bắt đầu chú ý đến những ô vuông nhỏ trên tường trong nhiều lớp học với chữ "PYT" màu xanh ở trên. Để rút ngắn quy trình, trẻ có thể không cần viết cảm xúc ra giấy mà chỉ cần ấn thật mạnh vào nút PYT tựa như để trút hết bực dọc vào đấy.

Tôi thấy nút PYT xuất hiện ở khắp mọi nơi, thậm chí ở ngoài sân chơi. Tôi có dịp chứng kiến một cuộc tranh luận sôi nổi giữa học sinh ngoài sân. Sau khi tất cả học sinh đều được nói ra ý kiến của mình, cô giáo nhắc về nút PYT, các em sẽ nối đuôi nhau chạy đến đập nút PYT và giải tán để tiếp tục chơi trò chơi. Dường như mọi chuyện không hề bị xáo trộn sau cuộc tranh luận ấy, các em tiếp tục vui chơi, trò chuyện vui vẻ như bình thường.

Nút PYT đóng vai trò quan trọng với trẻ em Đan Mạch. Đó là cách giúp các em tự giải tỏa cảm xúc của mình, không để những cảm xúc tiêu cực đeo bám và hướng tới những điều tích cực hơn. Bên cạnh nút PYT, gia đình và nhà trường cũng phối hợp nhuần nhuyễn để cùng nhau xây dựng lòng đồng cảm cho trẻ, từ đó các em có thể sống hạnh phúc hơn.

Theo Tú Anh/VnExpress (nguồn The Danish Way, Mother Mag)

  • Từ khóa

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
54 lượt xem

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng,...
09:21 - 12/01/2025
148 lượt xem

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học.
20:55 - 11/01/2025
441 lượt xem

Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ GD&ĐT công bố danh sách cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm đã được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
14:22 - 11/01/2025
507 lượt xem

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
741 lượt xem