11
/
81768
Bảy phương pháp giúp trẻ tự tin nói tiếng Anh
bay-phuong-phap-giup-tre-tu-tin-noi-tieng-anh
news

Bảy phương pháp giúp trẻ tự tin nói tiếng Anh

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:41:33
561 lượt xem

Cha mẹ đừng sửa lỗi khi con đang nói tiếng Anh, cũng không nên đăng ký khóa học phát âm vì có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, nhàm chán.

1. Đừng sửa lỗi khi trẻ đang nói

Nhiều phụ huynh hoặc giáo viên khi thấy trẻ phát âm sai từ tiếng Anh hoặc dùng sai thì đã lập tức ngắt lời, yêu cầu trẻ sửa lại. Cách này làm hạn chế niềm đam mê sử dụng ngôn ngữ, khiến trẻ tự ti khi giao tiếp bằng tiếng Anh vì sợ mắc lỗi.

Cách tốt nhất là phụ huynh khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh bằng cách đặt những câu hỏi mở, tránh "Yes/No". Khi trẻ nói, hãy lắng nghe, đợi trẻ nói hết, không sửa chữa.

Nếu muốn sửa lỗi của trẻ, cha mẹ tránh dùng những cụm từ như "Con nói sai rồi...", "Con phải nói thế này...", hoặc "Từ này không nói như vậy...". Thay vào đó, bạn hãy nói: "Con nghe bố/mẹ nói nhé...", hoặc chỉ đơn giản là bạn nói lại những từ trẻ đã phát âm sai. Khi nghe thấy bố mẹ phát âm khác mình, trẻ sẽ bắt chước theo và dần thay đổi.

2. Không đăng ký khóa học phát âm

Các lớp dạy phát âm là mô hình rất phổ biến ở quốc gia học tiếng Anh, đặc biệt ở châu Á. Trong lớp học này, giáo viên thường dạy trẻ phát âm từng từ, hướng dẫn trẻ từ cách mở miệng, giữ nhịp thở hoặc uốn lưỡi. Sau đó, trẻ sẽ ghi nhớ động tác, lặp lại từng âm theo giáo viên.

Tuy nhiên, phương pháp này đã không còn hữu ích trong thời đại hiện nay. Quá trình học lặp đi lặp lại có thể khiến trẻ cảm thấy nhàm chán, cứng nhắc. Phụ huynh nên cho con tham gia các lớp học, thực hành giao tiếp tiếng Anh với giáo viên bản ngữ. Trẻ em có đôi tai rất "nhạy tiếng", khi nghe giáo viên nói, chúng có thể ghi nhớ, học theo và phân biệt sự khác biệt giữa các âm.

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

3. Tạo môi trường nói thoải mái

Đôi khi rất khó để yêu cầu trẻ nói tiếng Anh trong khi cha mẹ không sử dụng. Vì vậy, trong cuộc sống gia đình, bạn nên khuyến khích trẻ giao tiếng bằng tiếng Anh và nên nhắc nhở người thân không phán xét hay trêu chọc.

Bạn có thể cùng nói tiếng Anh với trẻ hoặc tổ chức tiệc với những người giỏi tiếng Anh để cùng trò chuyện. Việc luyện nói tiếng Anh giữa những người không dùng tiếng Anh có thể khiến trẻ ngại ngùng, nhưng nếu bạn cùng con luyện tập hoặc ủng hộ, trẻ sẽ thoát khỏi cảm giác tự ti và sử dụng tiếng Anh trôi chảy.

4. Tiếp xúc với người bản xứ từ sớm

Phát âm tiếng Anh là việc rất khó. Lấy ví dụ ba từ "comb", "bomb" và "tomb" (lược, bom và lăng mộ) có âm cuối giống nhau nhưng cách đọc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục khó khăn này bằng cách giao tiếp với người bản ngữ.

Cha mẹ nên cho trẻ giao tiếp với người bản ngữ từ sớm vì khi còn nhỏ, trẻ có đôi tai có thể "cảm thụ" mọi âm thanh và nhanh chóng ghi nhớ, học theo cách nói của người khác. Ngoài ra, khi ở nhà, bạn có thể thường xuyên bật các chương trình, video tiếng Anh ngay cả khi trẻ không chú ý lắng nghe. Hoạt động này gọi là "nghe thụ động", tức âm thanh sẽ được đôi tai hấp thụ ngay khi não bộ không để ý, từ đó làm quen với ngôn ngữ mới.

5. Thực hành nói nhiều, không chú ý đến ngữ pháp

Cách tốt nhất để học nói tiếng Anh là luyện tập và luyện tập, đặc biệt với người bản ngữ. Ngữ pháp trẻ có thể học sau này, theo tốc độ của riêng chúng. Khi còn nhỏ, mục tiêu của trẻ là nói được và phát âm chuẩn tiếng Anh. Sau đó, khi đã nghe và nói tốt, trẻ có thể học ngữ pháp thông qua giao tiếp hoặc sách vở.

Nhiều phụ huynh lo lắng ngữ pháp rất khó và rắc rối, nếu không học sớm sẽ không hiểu được. Nhưng thực ra, cách học ngữ pháp tốt nhất là thông qua giao tiếp để hiểu trực quan và sinh động hơn. Vì vậy, đừng bắt trẻ ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp, hãy dạy trẻ thông qua các cuộc hội thoại tự nhiên.

6. Dạy từ mới thông qua hoạt động thú vị

Một cách học từ vựng tiếng Anh phổ biến là ghi một từ tiếng Anh ra giấy, sau đó ghi từ tiếng Việt và học thuộc, rồi thỉnh thoảng sẽ nhìn một trong hai từ để đoán từ còn lại. Phương pháp học này không sai nhưng có thể khiến trẻ mất hứng thú và không thể nhớ lâu vì đó là việc học thuộc thụ động.

Thay vào đó, bạn hãy tìm những hoạt động sáng tạo để trẻ học từ mới. Ví dụ, bạn có thể mua bộ trò chơi học từ thông qua tranh vẽ, lego hoặc mở các chương trình, video dạy học từ mới tiếng Anh cho trẻ. Hãy cố gắng tạo môi trường học từ vựng vui vẻ, thoải mái, đừng bắt trẻ học trong sách giáo khoa hay học thuộc.

7. Mỗi đứa trẻ có cách học khác nhau

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng phụ huynh nên ghi nhớ là mỗi đứa trẻ có cách học tiếng Anh khác nhau. Cha mẹ không thể nhìn con cái hàng xóm học như thế nào và đòi hỏi con mình cũng như vậy. Hãy quan sát cách học, cách tiếp thu của trẻ, dành thời gian cùng con thực hành các kỹ năng như nghe, nói, phát âm... để tìm ra phương pháp dạy và học phù hợp.

Theo Tú Anh/VnExpress (nguồn Spoken English Pratice)

  • Từ khóa

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học.
20:55 - 11/01/2025
308 lượt xem

Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ GD&ĐT công bố danh sách cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm đã được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
14:22 - 11/01/2025
369 lượt xem

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
601 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
972 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
1,068 lượt xem