11
/
72781
Giáo viên Việt Nam đang thiếu gì?
giao-vien-viet-nam-dang-thieu-gi
news

Giáo viên Việt Nam đang thiếu gì?

Chủ nhật, 28/04/2019 | 12:07:11
685 lượt xem

Bỏ “chân” giáo viên hợp đồng tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam, ThS Đặng Minh Tuấn tìm đến con đường khởi nghiệp trong giáo dục. Không giống với những lĩnh vực khác, khởi nghiệp trong giáo dục dễ thì thật dễ mà khó thì cũng thật khó. Bởi nguồn vốn để thành công không phải ở tiền bạc mà chính là con người.

ThS Đặng Minh Tuấn trong buổi thuyết trình cho các phụ huynhThS Đặng Minh Tuấn trong buổi thuyết trình cho các phụ huynh

Năm 2010, trở về nước sau khi hoàn thành khóa học thạc sĩ tại Pháp, Đặng Minh Tuấn đã nghĩ đến việc sẽ hướng đến mô hình dạy Toán, các môn khoa học bằng tiếng Anh. Vì ở Việt Nam chưa có trong khi nhu cầu của phụ huynh rất lớn. Nhưng mới chỉ là ý tưởng, để bắt tay vào làm thì cần rất nhiều yếu tố, trong đó có kinh nghiệm quản trị. Nhưng cũng thật may, thời gian đó, anh  được “kinh qua” nhiều vị trí, từ giáo viên đến phó giám đốc hệ thống trường phổ thông FPT, rồi tham gia tư vấn chiến lược cho các trường như Ngôi Sao, Olympia... Chính vì vậy mà anh đã có được nền kiến thức về quản trị trường học. 

Không những thế, anh cho biết năm 2016, khi GotIt!, nền tảng giáo dục trên Appstore và Google Play, về Việt Nam tuyển chuyên gia, anh tham gia với tư cách là người tuyển dụng. Lúc đó có 10.000 người đăng ký nhưng chỉ 2% trúng tuyển do tiếng Anh không đạt yêu cầu. Đó cũng thêm một  lý do anh nghĩ tới việc đào tạo các học sinh  Việt Nam Toán, các môn khoa học bằng tiếng Anh từ nhỏ, giúp các em có hành trang vững chắc để vươn ra quốc tế trong tương lai.

Năm 2017, anh Đặng Minh Tuấn chính thức “dứt áo” rời khỏi trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam để đi con đường riêng của mình. Dù vị trí của anh cũng rất nhiều giáo viên khác mơ ước. Biết là khó khăn, là vất vả nhưng anh cho rằng nếu đã lựa chọn thì phải đi tới cùng.  Không thể làm việc gì đó thành công mà vẫn có thể “chân trong - chân ngoài”. Đúng như anh đã hình dung, khi khởi nghiệp cùng UberMath, anh gặp không ít khó khăn: quản trị nhân sự, tính toán kế hoạch tài chính, định hướng phát triển mô hình.  “Nhân sự là vấn đề khó khăn nhất đối với tôi” - anh chia sẻ.

Giáo dục là việc ảnh hưởng tới cả thế hệ con em sau này. “Nếu chúng ta làm sai hay làm hỏng thì không chỉ hỏng một vài năm mà ảnh hưởng tới cả nhiều thế hệ sau nữa” - Tuấn trăn trở. Chính vì vậy, một đội ngũ giáo viên có nền tảng ngay từ đầu là thách thức lớn nhất đối với UberMath. Nhưng những khó khăn đó không làm nản lòng người thầy tận tụy, quyết tâm đưa nền giáo dục Việt Nam vươn ra tầm quốc tế.

Dựa theo toàn bộ chương trình giảng dạy của Bộ GD&ĐT, bổ sung thêm các chuyên đề Toán tư duy và Toán thực tế, UberMath đã thiết kế riêng bộ giáo trình dạy Toán, các môn khoa học tư duy hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Đó là công sức biên soạn của toàn bộ đội ngũ UberMath, nhằm đưa tới trải nghiệm học tập tốt nhất cho học sinh các cấp từ Tiểu học đến Trung học Phổ thông. Phụ huynh có thể đăng ký trực tiếp trên website hay trên ứng dụng điện thoại để giúp đỡ cho việc học tập của con mình.

Tham khảo nhiều chương trình tiên tiến trên thế giới như Anh, Mỹ, Singapore, anh Tuấn cho rằng, chương trình của Việt Nam hướng tới đào tạo kỹ năng trong khi các nước hướng tới đào tạo tư duy ứng dụng thực tế. Nhưng không thể “bê” những gì người ta có để về áp dụng cho mình. Học sinh Việt Nam phải được học toán tư duy thẳng bằng tiếng Anh mà không phải thông qua một bước dịch ngược, dịch xuôi. Như thế, học sinh sẽ quen dần với tư duy bằng tiếng Anh.

Giáo viên Việt Nam đang thiếu gì?

Từng là giáo viên nên anh Đặng Minh Tuấn rất hiểu những khó khăn, vất vả của nghề giáo. Nhất là trong việc thay đổi phương pháp dạy học. Giáo viên mới ra trường, họ cũng giống như các sinh viên được đào tạo ở các ngành nghề khác. Trong khi các ngành khác được doanh nghiệp đào tạo lại để có thể thích ứng được với công việc thì giáo viên không có được may mắn ấy.

Họ phải “tự bơi” bằng các tiết dự giờ, phải tự lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm qua các tiết giảng dạy của người khác. Đó là một sự thiệt thòi. Chính vì vậy, ước mơ của anh không phải chỉ là phát triển hệ thống UberMath mà sẽ có một Viện đào tạo giáo viên. Đây chính là một bước đệm để giáo viên tốt nghiệp xong có thể có được “tay nghề” vững đứng lớp. 

Bản thân là người cũng đi tuyển chọn giáo viên, anh Tuấn biết những khó khăn trong việc tuyển chọn nhân lực có sẵn đáp ứng đúng chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. Chính vì vậy anh Tuấn lựa chọn đào tạo trước khi các sinh viên sư phạm ra trường, kết hợp cùng các trường Sư phạm cả nước để có sinh viên đầu ra biết giảng dạy Toán cũng như các môn khoa học bằng tiếng Anh.

Không những thế, giai đoạn 2013-2014, khi tham gia tập huấn cho giáo viên theo đề án dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh trong các trường chuyên, anh nhận thấy, giáo viên hoàn toàn có thể làm được. Nhưng họ không có thời gian và không có cơ chế để cho họ phát triển. Việc giảng dạy trên lớp đã chiếm hết quỹ thời gian của họ rồi. Làm sao họ còn thời gian để đầu tư nghiên cứu giảng dạy bằng tiếng Anh. Thế nên, đề án không đi được đến đâu cũng là lẽ thường tình.

Hiện tại, anh đã bảo vệ thành công đề án của mình với Sở GD&ĐT Hà Nội. UberMath trở thành một môn học bổ trợ trong các trường của TP Hà Nội từ tiểu học đến THPT. Không chỉ mong ước có một viện  đào tạo giáo viên, anh còn đang trăn trở làm thế nào để kéo gần khoảng cách đào tạo giữa thành phố và nông thôn.

Xuất thân từ một huyện vùng biển của Nam Định, rồi đi ra thành phố lớn, ra nước ngoài để học, anh hiểu học sinh nông thôn đang thiệt thòi như thế nào.  Nên anh dự định sẽ mở rộng UberMath về các tỉnh để học sinh có cơ hội tiếp cận với Toán, các môn khoa học bằng tiếng Anh sớm nhất có thể.

ThS  Đặng Minh Tuấn là cựu học sinh chuyên Lý trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định. Anh từng đạt Giải Nhì quốc gia môn Vật lý, nhận học bổng của ĐH Paris XI, thạc sĩ tại ĐH Lyon I và thực tập tại Trung tâm năng lượng nguyên tử châu Âu... 


Theo Nghiêm Huê/Tiền phong

  • Từ khóa

Khắc phục bất cập trong tư vấn hướng nghiệp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 không còn đặt ra tỷ lệ 30% học sinh sau THCS học nghề như giai đoạn trước.
16:19 - 09/01/2025
329 lượt xem

Quy chế tuyển sinh lớp 6, lớp 10: Bất ngờ và lo lắng

Bất ngờ và lo lắng là tâm trạng của tôi khi đọc quy chế tuyển sinh lớp 6, lớp 10 mà Bộ GD-ĐT mới ban hành.
14:14 - 09/01/2025
349 lượt xem

Nét đẹp học sinh, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tuổi trẻ cụm Ðồng bằng sông Hậu phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc qua việc thực hiện các hoạt động thiết...
10:47 - 09/01/2025
473 lượt xem

Indonesia triển khai bữa trưa trường học miễn phí

Từ tháng 1/2025, Indonesia chính thức triển khai chương trình bữa trưa miễn phí trong trường học với nguồn ngân sách lên tới 30 tỷ USD.
09:20 - 09/01/2025
482 lượt xem

Thưởng tết giáo viên ngoài công lập: Nơi 'ấm no', nơi còn ẩn số

Nhiều trường học ngoài công lập tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận 'bật mí' mức tiền thưởng tết 2025 cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân...
08:37 - 09/01/2025
545 lượt xem