11
/
72493
Làm giáo dục mà còn gian lận, nâng điểm thì dạy được ai?
lam-giao-duc-ma-con-gian-lan-nang-diem-thi-day-duoc-ai
news

Làm giáo dục mà còn gian lận, nâng điểm thì dạy được ai?

Thứ 6, 19/04/2019 | 08:12:32
700 lượt xem

GS-TS Phạm Tất Dong cho rằng cần phải cho ra khỏi ngành những nhà giáo và cán bộ giáo dục nâng điểm thi cho con. Bởi người có hành vi gian lận, gian dối thì không xứng đáng làm thầy.

Nhiều cán bộ của Sở GDĐT Sơn La dính líu đến đường dây gian lận điểm thi. Ảnh: Công an cung cấp.

222 thí sinh được nâng điểm thi, từ 0 được nâng lên 9, từ 1 điểm/3 môn nâng thành thủ khoa… Đây là những thực tế đã xảy ra tại các địa phương Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La trong mùa thi THPT quốc gia 2018. Phải đến 9 tháng sau, những sự thật này mới dần được làm sáng tỏ.

Mỗi ngày, dư luận lại sửng sốt trước thông tin liên quan đến vụ việc, đặc biệt trước danh sách những “thủ khoa rởm”, những phụ huynh có con được nâng điểm. Trong đó, nhiều người là cán bộ đương nhiệm,  quản lý ngành giáo dục, giáo viên.

Dư luận cho rằng, với vị trí của mình, đáng lẽ họ phải làm gương, nhưng lại đi tiếp tay, thực hiện gian lận.

Xử lý các sinh viên đỗ đại học nhờ gian lận điểm là việc cần làm, tuy nhiên điều khiến phụ huynh cả nước quan tâm là những người lớn thực hiện việc mua điểm, đặc biệt những người đang là thầy cô giáo sẽ bị xử lý ra sao?

 

Nhiều con em của người làm trong ngành giáo dục được nâng điểm thi. 

Về vấn đề này, GS-TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, vụ việc gian lận, nâng điểm thi xảy ra tại các địa phương trong thời gian qua đã gây ra nỗi đau, sự thiếu công bằng cho rất nhiều người. Bao nhiêu thí sinh bị cướp mất cơ hội, người ngoài ngành giáo dục đã không tha thứ được thì người trong ngành lại càng không thể tha thứ.

Ông cho rằng, trước khi những người nâng điểm thi, phụ huynh đi mua điểm bị xử lý theo pháp luật, thì người đứng đầu các cơ quan, trường học nơi những nhà giáo có con được nâng điểm cần có hình thức nhắc nhở, xử lý với những người liên quan.

“Các thầy cô, người công tác trong ngành giáo dục trước tiên phải gương mẫu, vì đi làm thầy người khác. Đằng này lại tổ chức và tham gia vào đường dây gian lận, rõ ràng là điều không thể chấp nhận. Với những người này, tốt nhất nên tạm đình chỉ giảng dạy để xác minh, làm rõ. Nếu có vi phạm thì phải loại ra khỏi ngành. Làm thầy mà gian dối như thế thì dạy được ai?”- GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

  

TS Phạm Tất Thắng- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội. Ảnh: T.L

Còn theo TS Phạm Tất Thắng- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, dù phụ huynh “mua điểm” là ai thì đều bị xử lý trước pháp luật. Việc những người hiểu biết pháp luật, biết sai vẫn làm, vẫn tạo nên sự thiếu công bằng của một kỳ thi quan trọng là điều khó chấp nhận.

Ông cho rằng cơ quan điều tra cần phải xem xét sai phạm của các phụ huynh có con được nâng điểm. Sai phạm đến đâu phải xử lý đến đó, kể cả về trách nhiệm công chức, viên chức, trách nhiệm là một công dân. Thậm chí nếu sai phạm nặng, chứng minh được các phụ huynh có con được nâng điểm là nhờ bỏ tiền ra mua thì có thể xử lý hình sự.

"Phụ huynh là nhà giáo hay cán bộ quản lý giáo dục đều là công dân, ai làm người ấy chịu. Hiện nay, chưa xác định được họ có yêu cầu nâng điểm hay xác định có tham gia vào nâng điểm nên chưa thể xử lý. Khi đã xác minh, nếu vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật thì bất cứ là ai đều phải xử lý theo pháp luật"- một đại diện của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) nêu quan điểm về việc nhiều con em trong ngành giáo dục được nâng điểm thi.

Theo Bích Hà/Lao động

  • Từ khóa

Úc chấp nhận trở lại một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Sau hơn 10 tháng từ chối để xét duyệt các cải tiến mới, chính phủ Úc đã chấp nhận trở lại chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT cho các mục đích thị thực (visa)...
10:52 - 08/05/2024
33 lượt xem

Đã trúng tuyển bằng học bạ có được xét thêm điểm thi tốt nghiệp THPT?

Trong giai đoạn xét tuyển sớm, nhiều thí sinh đã trúng tuyển bằng học bạ nhưng băn khoăn liệu sau khi thi tốt nghiệp THPT, muốn dùng điểm này để xét tuyển...
09:10 - 08/05/2024
74 lượt xem

Start-up Việt phát triển ứng dụng AI học tập được 300 trường học sử dụng

Start-up có tên Tomia phát triển ứng dụng học tập kết hợp AI và phương pháp giáo dục Montessori vốn được nhiều trường mầm non và phụ huynh sử dụng trong...
07:35 - 08/05/2024
119 lượt xem

Bài học giá trị cho thế hệ trẻ

Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện...
16:26 - 07/05/2024
469 lượt xem

Thất nghiệp sau đại học gây nhức nhối tại Ấn Độ

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao.
14:18 - 07/05/2024
533 lượt xem