11
/
69604
23 biên bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục Việt-Anh được ký kết
23-bien-ban-ghi-nho-ve-hop-tac-giao-duc-viet-anh-duoc-ky-ket
news

23 biên bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục Việt-Anh được ký kết

Thứ 4, 23/01/2019 | 12:21:31
631 lượt xem

Ngày 22/1, Diễn đàn Xúc tiến Đầu tư và Hợp tác Giáo dục Việt-Anh được tổ chức tại London đã diễn ra thành công rực rỡ với 23 bản ghi nhớ (MOU) được ký kết ngay tại diễn đàn.

23 MOU về hợp tác giáo dục đã được ký giữa Việt Nam và Anh trong ngày 22/1. (Ảnh: Tuấn Anh/Vietnam+)

Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Anh, phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết Chính phủ Việt Nam xác định phát triển giáo dục đóng vai trò là một trong ba khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, “tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.”

Để thực hiện mục tiêu tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam đã xác định chủ động hội nhập quốc tế trong giáo dục, đẩy mạnh thu hút đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.

Các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục cũng như các chương trình liên kết đào tạo nói trên đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng giới thiệu một số đặc điểm của Việt Nam với khách tham gia diễn đàn như Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ cao và truyền thống hiếu học, nhu cầu học tập tại các cơ sở giáo dục có chất lượng quốc tế là rất cao. Bằng chứng là hiện nay có khoảng 170.000 người Việt Nam đang du học ở nước ngoài.

Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có nền an ninh, chính trị ổn định và có chính sách visa giữa các nước trong khu vực thông thoáng.

Vì vậy, các cơ sở giáo dục của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không những có khả năng thu hút học sinh, sinh viên Việt Nam mà còn có khả năng thu hút học sinh, sinh viên trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc diễn đàn. (Ảnh: Diễm Quỳnh/Vietnam+)

Bên cạnh tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài còn rất lớn, Bộ trưởng cũng thông tin tới các nhà đầu tư về thực trạng Việt Nam hiện nay đang đối mặt với vấn đề chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học theo chuẩn quốc tế và các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tính đến 31/12/2018, Việt Nam đã thu hút được 455 dự án hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới trên 4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã phê duyệt 530 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam với các cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài. Trong số đó, có trên 80 chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học của Vương quốc Anh.

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nghị sỹ quốc hội, phái viên Thương mại Thủ tướng Anh phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia ông Edward Vazey, và Đại sứ Việt Nam tại Vương Quốc Anh Trần Ngọc An đã chứng kiến lễ ký 23 MOU trong sáng 22/1, trải rộng trong nhiều lĩnh vực từ hệ giáo dục phổ thông cơ sở, bậc đại học, sau đại học, đào tạo nghề, và xuất bản...

Phái viên Thương mại của Thủ tướng Anh nhận định "diễn đàn hôm nay là một minh chứng cho thấy sự phát triển hợp tác mạnh mẽ giữa Anh và Việt Nam."

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại London, chị Trần Hương Ly, Bí thư Thứ Nhất phụ trách Giáo dục Đại sứ quán Việt Nam tại Anh cho biết diễn đàn đã " thành công ngoài mong đợi với sự tham gia của hơn 200 đối tác Anh, mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay."

Tại diễn đàn, nhiều đối tác Anh đã có những bài thuyết trình về cơ hội hợp tác giáo dục Anh-Việt, những thuận lợi và thách thức đầu tư giáo dục tại Việt Nam...

Diễn đàn Xúc tiến Đầu tư và Hợp tác Giáo dục Việt Nam-Anh được tổ chức bởi Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam, Đại học London, Đại học Anh quốc Việt Nam, cùng với sự tham gia giúp đỡ hỗ trợ của Bộ Thương mại Quốc tế Anh, Hội đồng Anh, Mạng lưới Việt Nam-Anh, tổ chức UUKI và Hiệp hội CABS./. 

Theo Diễm Quỳnh - Tuấn Anh (TTXVN/Vietnam+)

  • Từ khóa

Quy định mới về dạy thêm, học thêm: Những cái 'không' đáng chú ý

Không dạy thêm với học sinh tiểu học, không dạy thêm (có thu tiền) với học sinh chính khóa; không xen kẽ giờ dạy thêm với giờ học chính khóa… là những cái...
09:16 - 04/01/2025
546 lượt xem

Tuyển sinh đại học 2025: Đáp ứng nhu cầu thí sinh

Ngoài tinh gọn phương thức xét tuyển, mở ngành mới trở thành xu hướng nổi bật trong phương án dự kiến tuyển sinh năm 2025 của nhiều trường đại học.
08:24 - 04/01/2025
582 lượt xem

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ giảm nhân sự hưởng lương ngân sách xuống còn 8%

Trong giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giảm số nhân sự hưởng lương ngân sách nhà nước xuống...
16:15 - 03/01/2025
946 lượt xem

Việt Nam đặt mục tiêu có ít nhất 5 trường đại học xếp hạng top 500 thế giới

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới, 5 cơ sở giáo dục đại...
14:31 - 03/01/2025
1,005 lượt xem

Khơi thông chính sách cho nhà giáo

Trong năm 2024, nhiều “điểm nghẽn” về chính sách dành cho nhà giáo được tháo gỡ, tạo động lực để các thầy, cô cống hiến.
09:19 - 03/01/2025
1,127 lượt xem