11
/
68792
“Môn Văn giúp tạo ra sự rung động của tâm hồn”
mon-van-giup-tao-ra-su-rung-dong-cua-tam-hon
news

“Môn Văn giúp tạo ra sự rung động của tâm hồn”

Thứ 5, 03/01/2019 | 07:05:51
536 lượt xem

 “Trước đây học Văn theo kiểu thầy cô giảng, học sinh tiếp nhận một cách bắt buộc. Còn hiện nay, học Văn là học cách tiếp nhận sáng tạo. Một tác phẩm có nhiều cách hiểu khác nhau chứ không chỉ có một”.

Trên đây là nhận xét của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, về ý sự khác biệt của việc học Văn thời xưa và nay, tại tọa đàm Học văn thời 4.0 do Trường Phổ thông Liên cấp Quốc tế Gateway vừa tổ chức. 

Học Văn là sáng tạo

Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, học Văn là học cách nhìn đời, cách nhìn cuộc sống qua văn chương nghệ thuật. Nếu Toán học đưa cho chúng ta cách nhìn chính xác thì văn chương đưa cho chúng ta cách nhìn cảm xúc, tình cảm. Chúng ta có thể biểu đạt bằng văn chương.

Ngày xưa, văn đi với đạo. Văn là đạo đức. Văn là "tải đạo" vì ảnh hưởng của Nho học. Còn ngày nay, văn là tình cảm, cảm xúc, là cách nhìn cuộc sống qua lăng kính văn chương. Rộng hơn nữa, văn là một cái thuyết, một bài thơ. Văn học trước hết là nghệ thuật.

Ông ví von, văn học ngày nay có thể hình tượng hóa một công thức Toán học khiến bớt khô khan như: “Đồ thị hình sin dập dờn trên sóng biển, trải mãi trên trục hoành”.

“Thực ra, văn là tình cảm, cảm xúc, cảm nhận, chung cho con người. Cảm xúc ấy không phải dến thời đại 4.0 mới có. Chúng ta, ai cũng có những niềm vui, nỗi buồn,… nhưng không có một công thức toán học nào thể hiện được, không một phản ứng khoa học nào giúp được chúng ta. Chừng nào còn con người thì văn còn tồn tại. Con người càng áp lực, càng cần văn học”, ông Phạm Xuân Nguyên chia sẻ.

“Môn Văn giúp tạo ra sự rung động của tâm hồn” - Ảnh 1.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên

Nhận xét về sự khác biệt giữa cách thức học Văn trước đây và hiện nay, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng, trước đây học Văn là học tiếp nhận, thầy cô giảng, học sinh tiếp nhận một cách bắt buộc.

Còn hiện nay, học Văn là học sáng tạo. Một tác phẩm có nhiều cách hiểu khác nhau chứ không chỉ có một nên cách tiếp nhận cũng rất sáng tạo để có cách hiểu của riêng mình, đấy mới là cách học Văn thời 4.0.

Bà Phạm Diệu Hương, nghệ sĩ thị giác cho hay, quan trọng học Văn giúp bày tỏ cảm xúc, những câu chuyện, mong muốn của chính bản thân mình, mới có thể phản biện.

Học Văn là khơi gợi sự rung động nhưng sự rung động trong thời đại 4.0 này là thứ chúng ta thiếu nhiều nhất.

Bà Hương cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có đầy đủ mọi thứ nhưng lại thiếu rung động. Chúng ta không phải lo lắng việc con chúng ta thiếu gì về vật chất, hay không cần lo con học theo ngành gì có để kiếm tiền. Hãy quan tâm tới phần cảm xúc, sự rung động của tâm hồn. Sự rung động của tâm hồn có thể tự tạo ra. Và môn Văn giúp cho chúng ta việc đó.

Đồng tình với quan điểm của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nghệ sĩ Diệu Hương cũng khẳng định, học văn không phải là “học” mà là sáng tạo.

Học văn là nhìn thấy mình, hiểu người khác để hiểu chính mình, luôn bắt đầu từ mình, hiểu được mình để cảm nhận người khác. 

“Môn Văn giúp tạo ra sự rung động của tâm hồn” - Ảnh 2.

Nhà giáo Phạm Toàn tại tọa đàm.

Sẽ gặp “vấn đề” nếu quá coi trọng điểm số

Nhận xét về cách thức học Văn trong nhà trường hiện nay, nghệ sĩ Diệu Hương cho rằng: “Chúng ta sẽ gặp vấn đề nếu quá coi trọng điểm số. Học Văn là để tìm ra mình, trở thành chính mình mà không phải là bản sao của ai đó, chấp nhận sự khác biệt.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Minh, giảng viên bộ môn Lý luận văn học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, vợ anh dạy Văn nhưng con từ chối không đọc sách văn học.

“Đến lớp 5, mẹ vẫn đọc truyện cho con nghe. Khi tôi cho con đọc một cuốn truyện, tôi đọc đến 11 chương. Sau đó, con đọc những chương còn lại trong chỉ một hôm. Con rơm rớm nước mắt khi kể lại chuyện. Mấy ngày tiếp theo vẫn kể. Câu chuyện chạm vào trái tim”, TS. Ngọc Minh xúc động kể lại.

Dẫn lại câu chuyện này, TS. Ngọc Minh muốn nói rằng, văn học mang lại sự rung động khi chúng ta đứng đối diện với một con người và khả năng thấu cảm. Vì vậy, học Văn sẽ mang tới nhiều giá trị, đặc biệt là giá trị của sự biểu đạt ngôn từ.

Chia sẻ về cách thức học Văn trong nhà trường hiện nay, thầy Phạm Toàn, cố vấn chương trình Văn - Tiếng Việt, Trường PTLC Quốc tế Gateway cho rằng, chúng ta không thể dạy trẻ em trưởng thành mà chỉ tổ chức trẻ em trưởng thành, tổ chức việc học, tiết học để trẻ em học như thế nào.

Chẳng hạn, ở lớp 1 trẻ được học được lòng đồng cảm của người nghệ sĩ chân chính bằng cách đóng vai. Đến lớp 2, trẻ học văn theo cách tưởng tượng để nghĩ ra nhiều điều mới mẻ, thú vị của văn chương. Lớp 4 trẻ học bố cục để có kỷ luật trong nghệ thuật bằng cách cảm nhận và tưởng tượng những điều đã quan sát.

“Vấn đề hiện nay là cách học chứ không phải dạy học. Học sinh được định hướng theo cách tự học, để các con biết tự mình tổ chức cuộc sống trí tuệ, tổ chức cuộc sống tình cảm của mình”, thầy Toàn cho biết.

Theo Mỹ Hà/Dân trí

  • Từ khóa

Hàng triệu học sinh nghỉ học vì nắng nóng

Nắng nóng đang diễn ra diện rộng ở châu Á và Bắc Phi khiến nhiều trường học phải đóng cửa, gây gián đoạn việc học của hàng triệu học sinh.
11:40 - 07/05/2024
25 lượt xem

70 năm tự hào vượt khó, tạo 'đột phá'

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) trong cảnh tối tăm, nghèo nàn và lạc hậu. Đâu đâu cũng thấy mù chữ, thất học.
08:51 - 07/05/2024
90 lượt xem

Vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT 4 năm qua cao?

Từ năm 2020 - 2023, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo luật Giáo dục 2019. Trong hai năm đầu, việc tổ chức thi gặp khó khăn rất lớn, thế giới và VN trải qua...
07:30 - 07/05/2024
129 lượt xem

Du học hè hướng nghiệp ở trường top thế giới

Không dừng ở việc trau dồi tiếng Anh hay du lịch trải nghiệm như trước, nhiều chương trình du học hè hiện nay bắt đầu nhắm đến yếu tố hướng nghiệp với...
17:06 - 06/05/2024
479 lượt xem

Trường học tìm cách thích nghi với nắng nóng

Trong những ngày thời tiết tại TP HCM nắng nóng gay gắt, nhiều hoạt động giảng dạy, học tập, kiểm tra ở trường học cũng phải thay đổi để thích nghi
14:40 - 06/05/2024
531 lượt xem