11
/
68414
Từ vụ Hiệu trưởng xâm hại tình dục: Cách nào để bảo vệ học sinh?
tu-vu-hieu-truong-xam-hai-tinh-duc-cach-nao-de-bao-ve-hoc-sinh
news

Từ vụ Hiệu trưởng xâm hại tình dục: Cách nào để bảo vệ học sinh?

Thứ 6, 21/12/2018 | 10:25:51
633 lượt xem

Để giải quyết những vụ việc bạo lực, xâm hại học sinh không thể từ một phía nhà trường mà cần có sự phối hợp giữa gia đình-nhà trường và xã hội...

Bà Nguyễn Tú Lan, Hội Cựu giáo chức thành phố Hà Nội cho rằng, nếu cơ quan chức năng xác định đúng sự thật như vậy thì đây là hành vi xâm phạm học sinh không thể chấp nhận được.

Việc xử lý thầy hiệu trưởng tùy theo mức độ vi phạm sẽ do cơ quan công an kết luận. Còn về lâu dài không thể chấp nhận một người thầy như vậy trong ngành Giáo dục.

Qua vụ việc này, chúng ta thấy rõ việc giáo dục giới tính và khả năng tự bảo vệ cho học sinh khỏi xâm hại tình dục vẫn còn mờ nhạt trong nhà trường nên cần phải được tuyên truyền rộng rãi hơn nữa.

tu vu hieu truong xam hai tinh duc: cach nao de bao ve hoc sinh? hinh 1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - nơi  có hiệu trưởng bị tố có hành vi dâm ô với hàng loạt học sinh (Ảnh: Đời sống Việt Nam)

Hành động hiệu trưởng lạm dụng học sinh nam ở trường đã báo động về đạo đức nhà giáo và cần có giải pháp khắc phục kịp thời. Thứ nhất là các nhà trường cần coi trọng nội dung sinh hoạt với chủ đề về đạo đức Nhà giáo. Thứ hai, cần tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các thầy cô trong công tác quản lý học sinh. Thứ ba cần có những giao lưu tiếp xúc với đại diện học sinh để có thể nghe được những suy nghĩ của các em về thầy cô dạy mình.

Thứ tư, các nhà trường cần coi trọng hơn nữa đối với môn học về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ sự an toàn của bản thân. Thứ năm là về phía xã hội, các đoàn thể như đoàn thanh niên, phụ nữ... cần có tiếng nói mạnh mẽ nhằm lên án những hành động vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của các cá nhân trong xã hội nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng để tạo nên 1 sức mạnh tổng hợp lên án những hành động sai trái đó.

Tiếng nói này còn giúp cho mọi người được trang bị thêm những kiến thức pháp luật nhằm tránh phạm phải những sai phạm tương tự. Cuối cùng là pháp luật phải nghiêm minh mới có tác dụng răn đe và ngăn chặn.

Về phía gia đình cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ của con trẻ ở trường. Phụ huynh phải thực sự là người bạn của con để con có thể tâm sự chia sẻ với bố mẹ về tất cả. Song song với những bài học của nhà trường về giới tính thì cha mẹ cũng cần quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực này từ khi trẻ còn nhỏ.

tu vu hieu truong xam hai tinh duc: cach nao de bao ve hoc sinh? hinh 2

Tài liệu phòng chống, bắt cóc và xâm hại tình dục trẻ em được phát đến lớp học (Ảnh: Zing)

Đừng để khi sự việc diễn ra rồi mới nhào đi tìm thủ phạm

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, việc hiệu trưởng có hành vi xâm hại tình dục học sinh là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo cực kỳ nghiêm trọng. 

Sự việc kéo dài nhiều năm, nhiều học sinh ảnh hưởng nhưng những người xung quanh không lên án cũng rất đáng buồn. Vì vậy, trong việc tuyển chọn, đào tạo giáo viên cần có phương thức để phát hiện, loại bỏ những người có “bệnh” ra khỏi môi trường giáo dục, tránh hậu quả đáng tiếc.

TS Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, học sinh bị xâm hại tình dục ngay chính trong trường học, đặc biệt các trường phổ thông nội trú không phải lần đầu. Vấn đề đặt ra là làm sao bảo vệ trẻ em không bị xâm hại tình dục chứ không phải để đến khi sự việc xảy ra thì các cơ quan mới nháo nhào đi tìm thủ phạm. Khi đó, học sinh bị xâm hại đã thực sự bị tổn thương.

TS Nguyễn Tùng Lâm cảnh báo, với phương thức bảo vệ trẻ em như hiện nay, có thể còn có rất nhiều câu chuyện, trường hợp bị xâm hại khác nhưng các em không dám lên tiếng. Bởi vì nói ra sợ bị đối tượng xâm hại chèn ép, trả thù. Hơn nữa, sự việc ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm cá nhân nên nhiều em bị xâm hại cũng muốn “giấu nhẹm đi”.

Vì vậy, ngành Giáo dục và các cơ quan cần có giải pháp bảo vệ trẻ một cách thường xuyên, nhất là ở trong trường nội trú. Chúng ta đã có các cơ quan bảo vệ trẻ em nhưng hiện nay ít có chương trình, hành động cụ thể. Do đó, trong thời gian tới cần phải tăng cường những biện pháp tuyên truyền, giáo dục và việc làm thiết thực để bảo vệ trẻ em trước khi mọi việc quá muộn./.

theo Bích Lan/VOV.VN

  • Từ khóa

Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học

Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung...
10:48 - 03/05/2024
53 lượt xem

Thành lập hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
09:16 - 03/05/2024
88 lượt xem

Từ hôm nay, Úc tiếp tục tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh

Sau hơn nửa năm kể từ khi công bố yêu cầu mới về tài chính, Úc tiếp tục tăng mức tối thiểu mà du học sinh phải chứng minh để được xét duyệt thị thực du...
06:45 - 03/05/2024
157 lượt xem

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho...
16:40 - 02/05/2024
486 lượt xem

100 trường học ở Ấn Độ đồng loạt bị đe dọa đánh bom

Có tới 100 trường học trên khắp Delhi và vùng thủ đô quốc gia (NCR) của Ấn Độ đã nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Trong đó, hàng chục trường học đã...
15:12 - 02/05/2024
535 lượt xem