11
/
67319
Khi học trò bị xem như “tội đồ” vì... điểm kém
khi-hoc-tro-bi-xem-nhu-toi-do-vi-diem-kem
news

Khi học trò bị xem như “tội đồ” vì... điểm kém

Thứ 5, 15/11/2018 | 11:26:34
756 lượt xem

Con được 6,5 điểm kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Anh. Trong khi bố mẹ thấy bình thường nhưng không ngờ Hội Phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm đưa điểm số của cháu ra trao đổi vì ảnh hưởng thành tích chung của lớp.

Bị bêu vì điểm kém

Con trai chị N.T.Nh., đang học lớp 6 tại một trường THCS có tiếng đóng tại quận 1, TPHCM. "Rơi" vào trường điểm nhưng mẹ con chị theo học với tâm thế rất nhẹ nhàng, con quen với việc đọc sách, đi trải nghiệm hơn là việc "cày" để đạt điểm cao.

Đợt rồi, bài kiểm tra 1 tiết môn tiếng Anh của con trai chị được 6,5 điểm. Chị cũng hiểu được phần nào nguyên nhân là cháu chủ quan, nhất là đợt vừa rồi các phụ huynh khi trao đổi với giáo viên cầu yêu cầu cần ra đề khó hơn nữa vì trường điểm, lớp toàn các em giỏi. Chị Nh. không quá nặng lòng, hai mẹ con vẫn vui vẻ, để con rút kinh nghiệm.

Thế nhưng, sự việc không đơn giản như vậy. Con điểm 6,5 của cháu - dù chỉ là bài kiểm tra 1 tiết thông thường - bị một số người trong Hội Phụ huynh cùng với giáo viên đưa ra bàn luận vì trước nay chưa có trường hợp học sinh nào đạt điểm thấp như vậy, ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Và cô giáo nói luôn việc này với cháu.

Chị Nh. kể, dịp 20/11 này cận kề cuối tuần, các con có mấy ngày nghỉ, chị đã lên kế hoạch cho con đi chơi nhưng sau sự việc trên cháu không chịu đi, nói ở nhà ôn bài để chuẩn bị thi học kỳ. Chỉ vì điểm 6,5 mà cháu phải căng thẳng như vậy.

"Ở những trường điểm, phụ huynh rất năng nổ can thiệp vào những việc của nhà trường, của giáo viên. Từ các khoản đóng góp đến chuyện học hành của mấy đứa nhỏ", chị Nh. bày tỏ.

Xin nhắc lại cách hành xử thiếu nhân văn đối với học sinh bị điểm kém từng được áp dụng tại Trường THCS Bình An (quận 2, TPHCM) như là bài học cho quản lý nhà trường và giáo viên. Khi học sinh bị điểm kém, nhà trường sẽ nêu tên, nhắc nhở các em trước tất cả học sinh, giáo viên trong giờ chào cờ. Sự xúc phạm chưa dừng ở đó, nhà trường còn bắt các em phải làm kiểm tra ngay giữa giờ chào cờ.

Trong trường học, đã có không ít vụ việc giáo viên bạo hành, xử phạt, làm nhục học sinh vì các em bị điểm kém, viết chữ chậm, chưa đúng, không trả lời được câu hỏi... Điều này đã nguy hại đến giá trị, ý nghĩa của giáo dục cũng như vai trò của người thầy trong việc dìu dắt học trò.

Khổ từ trường về nhà

Không chỉ bị áp lực điểm số từ nhà trường, từ giáo viên, học sinh còn phải đối diện với nỗi sợ hãi với bố mẹ khi bị điểm kém. Có những trường hợp, học sinh quỳ xuống xin giáo viên sửa điểm nếu không sẽ bị bố mẹ đánh đòn, phạt, có em bị... bố mẹ lột đồ ra đánh. Nhiều em có điểm thi xong không dám về, bỏ nhà đi vì không đối diện được với bố mẹ.

Có phụ huynh huynh vì điểm 7 của con mà lên tận phòng hiệu trưởng, yêu cầu phúc khảo, kiểm tra lại vì không chấp nhận con điểm này. Kết quả không thay đổi, chị quay sang mắng mỏ, chửi bới đứa con "làm nhục bố mẹ" ngay trước thầy cô, mọi người.

 Phụ huynh tại TPHCM theo dõi danh sách của con trong đợt chạy đua vào lớp 6, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM.

Phụ huynh tại TPHCM theo dõi danh sách của con trong đợt chạy đua vào lớp 6, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM.

Từ nhà trường đến gia đình, vòng quay điểm số "vây hãm" học sinh. Câu chuyện học sinh tâm thần vì học, nhập viện tâm thần vào mùa thi... năm nào cũng được nhắc đến.

Ai trải qua thời đi học cũng đều hiểu, vài ba con điểm cao hay thấp chẳng quyết định đến vận mệnh, sự nghiệp của mỗi người. Có khi đó còn là những kỷ niệm, ký ức đáng nhớ của thời đi học. Nhưng chắc chắn cách ứng xử của người lớn đối với điểm số của các em sẽ tác động đến tinh thần, tâm lý của mỗi đứa trẻ. Và đây là yếu tố hàng đầu làm cho bước chân, ánh mắt đến trường của học trò trở nên nặng nề, ám ảnh hơn.

Hiệu trưởng một Trường THPT ở Bình Tân, TPHCM cho rằng với áp lực và thi cử như hiện nay, thật hài hước để nói câu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Mọi đánh giá học sinh xoay quanh chuyện học hành, thi cử nên các em không có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, đi học rất áp lực, lo lắng. Khi không đạt được kết quả ưng ý trong học tập, các em sẽ dễ dàng thất vọng, chán nản, thấy mình không có giá trị.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh cách ứng xử của mỗi giáo viên, mỗi phụ huynh đối với điểm số, thành tích của con trẻ cực kỳ quan trọng. Nó có thể "hạ gục" các em hay cũng giúp các em tự tin hơn vào bản thân mình ở nhiều những lĩnh vực khác.

Theo Hoài Nam/Dân trí

  • Từ khóa

Phần Lan dạy học sinh phân biệt tin giả thế nào?

Phần Lan là quốc gia mà người dân có trình độ am hiểu về các phương tiện truyền thông cao nhất châu Âu.
09:27 - 28/12/2024
291 lượt xem

Đổi mới giáo dục, xây dựng xã hội học tập thời kỳ chuyển đổi số

Ngày 27/12, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VI, Hội Khuyến học Việt Nam đã đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025 và sơ kết 1...
15:29 - 27/12/2024
750 lượt xem

Có nên miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho sinh viên ngành y?

Sau sinh viên ngành sư phạm, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ nghiên cứu hỗ trợ 100% học phí, cấp sinh hoạt phí cho sinh viên ngành y trong bối cảnh thiếu nhân...
11:31 - 27/12/2024
801 lượt xem

Ba Lan đưa giáo dục vũ trang vào trường phổ thông

Từ năm 2025, Ba Lan sẽ đưa chương trình 'Giáo dục An toàn' vào các trường phổ thông, dành cho học sinh từ 14 đến 16 tuổi.
08:49 - 27/12/2024
909 lượt xem

Cảnh báo học sinh mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, 'cho ăn' cầu may mắn, học giỏi

Một số học sinh ở Quảng Nam lên mạng xã hội mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, mua bánh, kẹo, sữa 'cho ăn' nhằm cầu may mắn và học giỏi. Theo công an,...
07:18 - 27/12/2024
915 lượt xem