11
/
66094
Tăng tiền thưởng cho học sinh đạt thành tích cao: Tốt nhưng chưa đủ để phát triển nhân tài
tang-tien-thuong-cho-hoc-sinh-dat-thanh-tich-cao-tot-nhung-chua-du-de-phat-trien-nhan-tai
news

Tăng tiền thưởng cho học sinh đạt thành tích cao: Tốt nhưng chưa đủ để phát triển nhân tài

Thứ 3, 09/10/2018 | 09:48:45
861 lượt xem

Hai đoàn Olympic Hóa học và Vật lý năm 2018 được chào đón nồng nhiệt khi trở về sân bay Nội Bài. Ảnh: N.HÀ

Hai đoàn Olympic Hóa học và Vật lý năm 2018 được chào đón nồng nhiệt khi trở về sân bay Nội Bài. Ảnh: N.HÀ

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế.

Trong đó, đề xuất tăng mức thưởng thành tích cao nhất tới 50 lần mức lương cơ sở. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, đây là một tín hiệu tốt ghi nhận những nỗ lực của học sinh, sinh viên trong học tập.

Tuy nhiên, để thực sự có bước tiến trong phát triển nhân tài cho quốc gia, khắc phục hiện tượng “chảy máu chất xám” cần một chiến lược dài hơi, bài bản.

Lấy lương cơ sở làm căn cứ tính thưởng

Tại dự thảo, Bộ GDĐT đề xuất lấy lương cơ sở làm căn cứ tính thưởng. Học sinh đoạt HCV quốc tế được nhận mức thưởng bằng 50 lần mức lương cơ sở (theo mức lương hiện nay là mức thưởng cao nhất là 69,5 triệu đồng); HCB bằng 33 lần mức lương cơ sở (45,87 triệu đồng); HCĐ bằng 22 lần mức lương cơ sở (30,58 triệu đồng); giải khuyến khích bằng 12 lần mức lương cơ sở (16,68 triệu đồng).

Học sinh, sinh viên đoạt giải Châu Á, mức tiền thưởng như sau: HCV bằng 33 lần mức lương cơ sở; HCB bằng 22 lần mức lương cơ sở; HCĐ bằng 12 lần mức lương cơ sở và giải khuyến khích nhận phần thưởng bằng 7 lần mức lương cơ sở (9,73 triệu đồng). Ngoài ra, dự thảo cũng quy định mức tiền thưởng học sinh, sinh viên đoạt giải Đông Nam Á; giải quốc gia.

Theo Bộ GDĐT, sau 16 năm thực hiện Quyết định số 158 năm 2002, việc khen thưởng học sinh, sinh viên đạt thành tích cao đã không còn phù hợp về mức thưởng và hình thức khen thưởng. Ví dụ: học sinh đoạt HCV quốc tế năm 2002 được thưởng 15 triệu đồng gấp 71 lần mức lương cơ sở thời điểm đó là 210.000 đồng, nay chỉ còn gấp 11 lần so với mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng.

Mức thưởng thấp nhất cho học sinh đoạt giải ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, kèm theo bằng khen của bộ trưởng là 400.000 đồng, gấp gần 2 lần mức lương cơ sở năm 2002, hiện nay chỉ còn tương đương 0,3 lần so với mức lương cơ sở hiện hành.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - bày tỏ việc tăng cường khen thưởng học sinh có thành tích trong học tập là rất tốt nhưng có 2 điều “đi theo” là cần cân đối với những khen thưởng cho học sinh, sinh viên trong lĩnh vực khác như thể thao, văn hoá, nghệ thuật...

Không đầu tư sao tránh khỏi “chảy máu chất xám”?

Ở góc độ phát triển nhân tài, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng cần một chế độ và chiến lược bền vững hơn. Đạt thành tích cao bậc THPT chưa thể khẳng định là một người tài giỏi trong một lĩnh vực nào đó.

Tuy nhiên, đạt được thành tích này đã thể hiện mầm mống tài năng để có thể phát triển trong tương lai. Các em giống như một hạt giống, muốn phát triển thành tài phải có sự chăm sóc, bồi dưỡng. Vì thế, Nhà nước nên chủ động đầu tư cho tài năng trẻ. Nhà nước cần dựa vào tầm nhìn phát triển của đất nước và khả năng phát triển của từng em để đưa các em đi học ở những ngành, những lĩnh vực ở đất nước sẽ cần trong tương lai. Không thể chờ đợi hay mong các em học xong rồi mới có chế độ đãi ngộ.

“Chúng ta không thể trách các em nếu đi du học rồi không quay trở về nữa bởi chính các em đã phải tự thân vận động, tự bươn chải kiếm học bổng nước ngoài, rồi tự lo cho cuộc sống của mình. Vì thế, cần một chiến lược dài hơi chứ không phải là ngồi chờ” - GS Dong nói.

Đồng quan điểm, ĐBQH khóa XIII Bùi Thị An nhận định: Thời gian qua, các đoàn dự thi Olympic quốc tế đạt thành tích tốt thể hiện học sinh Việt Nam rất thông minh.

Từ thành tích này, Bộ GDĐT cần rút kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy và học trong trường học để học sinh có thể phát triển tài năng đến mức cao. Bên cạnh đó, cần có cả phần thưởng xứng đáng cả về vật chất và tinh thần cho các em, đặc biệt là các em có điều kiện hoàn cảnh khó khăn.

Theo Huyên Nguyễn/Lao động

  • Từ khóa

Đồng bộ đổi mới Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 có sự kế thừa nội dung của các quy chế đã triển khai thuận lợi, ổn định qua các năm nhưng vẫn có nhiều điểm mới.
15:35 - 26/12/2024
253 lượt xem

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa học

Bộ KH-CN đang xây dựng dự thảo luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng giúp cho thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa học được đơn giản...
10:38 - 26/12/2024
384 lượt xem

Thay đổi trong thi tốt nghiệp THPT: Có hẹp cửa vào đại học?

Những quy định mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có thể khiến cơ hội xét tuyển vào đại học hẹp hơn trước.
09:30 - 26/12/2024
391 lượt xem

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng chia sẻ về đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Điểm mới về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được GS.TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) chia sẻ.
07:15 - 26/12/2024
449 lượt xem

Thay đổi tiêu chuẩn CSVC trường học: Gỡ khó cho trường đông học sinh

Tại thông tư mới, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trường mầm non, phổ thông được thay đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý, GD HS
16:16 - 25/12/2024
854 lượt xem