11
/
65927
Dư luận trái nhiều về phạt giáo viên đánh, mắng HS, Bộ GD-ĐT nói gì?
du-luan-trai-nhieu-ve-phat-giao-vien-danh-mang-hs-bo-gd-dt-noi-gi
news

Dư luận trái nhiều về phạt giáo viên đánh, mắng HS, Bộ GD-ĐT nói gì?

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:15:21
936 lượt xem

Sau khi công bố để lấy ý kiến dư luận, dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang gặp phải không ít ý kiến trái chiều.

Trước một số lo ngại của dư luận về Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được Bộ GD-ĐT công bố mới đây, ông Nguyễn Huy Bằng- Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có trao đổi với báo chí để làm rõ một số nội dung cụ thể như sau.

du luan trai nhieu ve phat giao vien danh mang hoc sinh bo gddt noi gi hinh 1

Nhiều ý kiến dư luận trái chiều xung quanh dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục của Bộ GD-ĐT.

Đối tượng bị xử phạt

Một trong những vấn đề dư luận quan tâm là dự thảo gây nhiều băn khoăn cho đội ngũ nhà giáo lo bị xử phạt, ông Nguyễn Huy Bằng cho biết, theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính thì: “Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.

Như vậy, nhà giáo nói chung không chịu sự chế tài của Nghị định này (nội dung này không có gì khác so với Nghị định số 138/2013/NĐ-CP).

Về mức phạt tiền

Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Tuy nhiên, hiện trong dự thảo Nghị định chỉ quy định mức cụ thể đối với từng hành vi tối đa là 30 triệu đồng đối với cá nhân và đối với tổ chức là 80 triệu đồng.

Trên cơ sở ý kiến của nhiều sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học đề nghị cần tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm. Trong quá trình soạn thảo, Ban soạn thảo đã nghiên cứu quy định mức phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm để vừa đảm bảo tính răn đe nhưng cũng phù hợp với thực tiễn.

Vì vậy, có một số hành vi vi phạm được điều chỉnh tăng mức phạt tiền nhưng cũng có một số hành vi vi phạm được điều chỉnh giảm mức phạt tiền.

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học; nhà giáo, nhân viên, cán bộ QLGD

Cũng theo ông Nguyễn Huy Bằng, Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định chung hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể của người học thuộc một nhóm hành vi. Tuy nhiên, Ban soạn thảo cho rằng hành vi xâm phạm thân thể có tính nguy hiểm cao hơn hành vi xúc phạm danh dự nên đã tách quy định này thành 2 nhóm hành vi nhằm hướng tới việc hạn chế tình trạng bạo hành trong nhà trường như đã xảy ra ở một số nơi vừa qua gây bức xúc dư luận.

Đồng thời, để bảo vệ nhà giáo, nhân viên, cán bộ QLGD trong trường hợp bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể, Nghị định cũng quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này.

Các quy định này hướng tới bảo vệ cả người học và nhà giáo; đồng thời đảm bảo các cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý bình đẳng như nhau.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi dạy thêm, học thêm

Liên quan đến vấn đề xử phạt hành chính đối với hành vi dạy thêm, học thêm, ông Bằng cho biết: "Hiện nay có nhiều băn khoăn về việc quy định chung sẽ khó thực hiện, có thể dẫn tới việc hiểu nhà giáo không được dạy thêm. Đây là ý kiến có cơ sở cần tiếp tục cụ thể hóa thêm dù khi soạn thảo đã chú ý bám sát Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm".

Nói về tính khả thi của Nghị định, ông Nguyễn Huy Bằng cho rằng, Nghị định này đã cụ thể hóa hơn so với Nghị định số 138/2013/NĐ-CP nhưng vẫn bám sát quy định chung của Luật Xử lý VPHC (căn cứ ban hành Nghị định 138/2013/NĐ-CP). Khi Nghị định ban hành cần tuyên truyền rộng rãi để các thầy cô giáo, cán bộ QLGD và nhân dân hiểu. Đồng thời, tập huấn kỹ cho lực lượng thanh tra để việc triển khai thực hiện đúng quy định./.

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN

  • Từ khóa

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã...
08:22 - 04/05/2024
440 lượt xem

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
801 lượt xem

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm...
15:10 - 03/05/2024
824 lượt xem

Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học

Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung...
10:48 - 03/05/2024
1,001 lượt xem

Thành lập hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
09:16 - 03/05/2024
989 lượt xem