11
/
65876
Sữa học đường: Đừng vội vàng mà đánh mất cơ hội của con trẻ
sua-hoc-duong-dung-voi-vang-ma-danh-mat-co-hoi-cua-con-tre
news

Sữa học đường: Đừng vội vàng mà đánh mất cơ hội của con trẻ

Thứ 3, 02/10/2018 | 14:48:25
983 lượt xem

Sữa học đường đang là chủ đề nóng với phụ huynh Thủ đô, khi năm học 2018-2019 là năm đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai chương trình này.

Bữa ăn học đường của học sinh Nhật Bản luôn kèm sữa. (Ảnh: Internet)

“Đây là một chương trình nhân văn, mang tính quốc gia, vì tầm vóc Việt, đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2016 và đã triển khai ở nhiều địa phương, không chỉ riêng Hà Nội,” Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến nói.

Tăng chiều cao của trẻ thêm 1,5 đến 2 cm

Ngày 8/7/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1340/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

Chương trình đặt mục tiêu “cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.”

Mục tiêu cụ thể là đến năm 2020, có 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.

Các chỉ số về đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng được Chương trình đặt ra. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học sẽ được đáp ứng 90% - 95%; nhu cầu sắt, canxi, vitamin D được đáp ứng thêm 30%; tăng tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mẫu giáo và tiểu học đạt trên 40%.

[Hà Nội gia hạn thời gian chào thầu chương trình sữa học đường]

Với những chỉ số trên, Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2020, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,6%/năm; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,7%/năm. Năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 cm đên 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.

Chương trình cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng.

Sau 2 năm, đến nay đã có một số tỉnh, thành đã triển khai chương trình này như Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Lào Cai…

Hình ảnh cổ động cho Ngày hội sữa học đường thế giới tại Anh, được FAO và Liên hiệp quốc phát động từ năm 2.000, tổ chức vào thứ tư cuối cùng của tháng chín hàng năm. (Nguồn: Internet)

Đừng đánh mất cơ hội của con trẻ

Theo giáo sư Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng, đây là chương trình mà lợi ích mang tính lâu dài, không phải cho kết quả ngay trong thời gian ngắn, nên rất cần sự thấu hiểu và đồng hành của các phụ huynh.

“Nhật Bản thực hiện chương trình sữa học đường ngay từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, và bây giờ người Nhật cao hơn người Việt Nam đến 7 -8 cm,” bà Lâm nói.

Tuy thực hiện khá thuận lợi ở các địa phương nhưng khi triển khai tại Thủ đô, Chương trình Sữa học đường lại gặp sự băn khoăn của một số phụ huynh khi Hà Nội chưa chốt hãng sữa trúng thầu.

[Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng về chương trình Sữa học đường]

Trước những băn khoăn này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã liên tiếng khẳng định: “Hãng sữa nào trúng thầu cũng sẽ phải đảm bảo chất lượng sữa theo yêu cầu của Sở đặt ra. Các tiêu chí, chỉ số về chất lượng sữa này được Sở đưa ra trên cơ sở sự tham vấn của Bộ Y tế.”

“Đây là chương trình lớn của Chính phủ, lại liên quan đến hàng cả triệu học sinh Thủ đô, nên đương nhiên Sở sẽ phải đặc biệt cẩn trọng trong triển khai. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cam kết đảm bảo về chất lượng sữa trong chương trình và chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về vấn đề này,” ông Tiến nói.

Sự lên tiếng kịp thời của lãnh đạo ngành giáo dục Thủ đô đã giúp phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn. “Sở đã công bố việc đấu thầu công khai với chất lượng sữa được đảm bảo bởi những tiêu chí cụ thể. Sở cũng cam kết chịu trách nhiệm nên tôi đã đăng ký cho con tham gia,” chị Nguyễn Thu Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) nói.

Theo giáo sư Nguyễn Thị Lâm, những thông tin chưa đúng và chưa đầy đủ về sữa học đường đã làm mất đi tính nhân văn của Chương trình Sữa học đường của Chính phủ. “Vì tương lai của chính con em mình, tôi nghĩ phụ huynh nên tỉnh táo, tìm hiểu kỹ thông tin và đăng ký cho con tham gia uống sữa học đường, để con trẻ mất đi một cơ hội phát triển tốt về trí tuệ cũng như thể chất,” bà Lâm nói./. 

Theo Hà An (Vietnam+)

  • Từ khóa

Đồng bộ đổi mới Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 có sự kế thừa nội dung của các quy chế đã triển khai thuận lợi, ổn định qua các năm nhưng vẫn có nhiều điểm mới.
15:35 - 26/12/2024
250 lượt xem

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa học

Bộ KH-CN đang xây dựng dự thảo luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng giúp cho thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa học được đơn giản...
10:38 - 26/12/2024
381 lượt xem

Thay đổi trong thi tốt nghiệp THPT: Có hẹp cửa vào đại học?

Những quy định mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có thể khiến cơ hội xét tuyển vào đại học hẹp hơn trước.
09:30 - 26/12/2024
388 lượt xem

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng chia sẻ về đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Điểm mới về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được GS.TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) chia sẻ.
07:15 - 26/12/2024
447 lượt xem

Thay đổi tiêu chuẩn CSVC trường học: Gỡ khó cho trường đông học sinh

Tại thông tư mới, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trường mầm non, phổ thông được thay đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý, GD HS
16:16 - 25/12/2024
853 lượt xem