11
/
65328
Vì sao TPHCM dừng triển khai chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại?
vi-sao-tphcm-dung-trien-khai-chuong-trinh-cong-nghe-giao-duc-cua-gs-ho-ngoc-dai
news

Vì sao TPHCM dừng triển khai chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại?

Thứ 2, 17/09/2018 | 07:19:53
951 lượt xem

Trước thông tin dư luận về chương trình Công nghệ Giáo dục, đặc biệt trước những băn khoăn không biết TPHCM có đưa tài liệu “Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục” vào giảng dạy trong nhà trường hay không, Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM vừa có thông tin chính thức về vấn đề này.

Một trang trong cuốn sách "Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại.

Một trang trong cuốn sách "Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại.

Theo đó, năm học 1985-1986, chương trình thực nghiệm (sau này gọi là Công nghệ giáo dục) được sự cho phép của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) đã thực hiện tại Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) với quy mô 2 lớp 1.

Sau đó, chương trình được tiếp tục thực hiện và chuyển về Trường Tiểu học Thực nghiệm quận 1 (sau này đổi tên là Trường Tiểu học Văn Hiến) từ năm học 1986-1987, đồng thời phát triển thêm tại các Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3), Bàu Sen (quận 5), Đinh Tiên Hoàng (quận 9) và Lê Văn Sĩ (quận Tân Bình). Các trường dạy từ lớp 1 đến lớp 5 cả hai môn Tiếng Việt và Toán, sau này có thêm môn Giáo dục lối sống.

Đến năm 1989-1990, chương trình Công nghệ giáo dục được triển khai đến nhiều trường khác trong toàn TP (trừ quận 4) trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc cho học sinh lớp 1 với chủ yếu là môn Tiếng Việt. Khi chương trình năm 2000 của Bộ triển khai, chương trình Công nghệ giáo dục cuốn chiếu và không còn thực hiện tại TPHCM nữa.

Năm 2017, Bộ GDĐT có văn bản số 3877/BGDĐT-GDTH ngày 22.8.2017 về triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục, trong đó Bộ nhấn mạnh đã tổ chức thẩm định tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục để triển khai dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở các địa phương có nhu cầu trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh và các nhà trường.

Năm 2018, Bộ GDĐT tiếp tục có văn bản số 3674/BGDĐT-GDTH ngày 22.8.2018 về triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục năm học 2018-2019. Trong đó, Bộ GDĐT một lần nữa khẳng định đã tổ chức thẩm định (vòng 2), đồng thời có chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện tài liệu.

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở GDĐT TPHCM quyết định không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn TP.

Lý do được Sở đưa ra là: Do xét thấy việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28.11.2014 của Quốc hội khóa XIII (sau này có thêm Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21.11.2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18.6.2018 của Thủ tướng Chính phủ) về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã gần kề, việc để giáo viên tiếp cận với chương trình khác trong khi dự kiến chương trình giáo dục phổ thông sắp ban hành là chưa phù hợp. Do đó, TPHCM không triển khai chương trình này.

Theo Bích Hà/Lao động

  • Từ khóa

Làm gì để bảo vệ nhà khoa học?

Sự việc gây xôn xao trên nhiều diễn đàn nghiên cứu khoa học tuần qua là một tạp chí quốc tế gỡ bỏ bài báo có tên tác giả là giáo sư kinh tế Việt Nam.
07:35 - 18/05/2024
602 lượt xem

Thủ tướng chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung...
08:32 - 17/05/2024
1,151 lượt xem

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
1,719 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
1,772 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
1,934 lượt xem