11
/
65009
Dạy đánh vần cho học sinh lớp 1 cần đơn giản
day-danh-van-cho-hoc-sinh-lop-1-can-don-gian
news

Dạy đánh vần cho học sinh lớp 1 cần đơn giản

Thứ 5, 06/09/2018 | 12:08:40
949 lượt xem

Chỉ cần dạy học sinh biết chữ cái đọc là gì là đủ, còn chữ cái đó mang âm gì thì chưa thật sự cần thiết.

Tranh cãi về cách dạy trẻ đánh vần tiếng Việt

Thầy giáo Nguyễn Anh Dân (Đồng Tháp) chia sẻ quan điểm về cách dạy đánh vần cho học sinh lớp 1.

Xét về mặt ngữ âm, cả ba chữ cái “c”, “k” và “q” đều mang âm “cờ”. Điều này những ai đã học đại học chuyên ngành Ngôn ngữ, Ngữ văn đều biết. Nhưng đó là trình độ đại học và thuộc chuyên ngành có liên quan đến ngôn ngữ. Còn đối với học sinh lớp 1, có cần thiết phải dạy các em điều ấy hay không?

Từ sau Cách mạng tháng Tám, khi tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong nhà trường phổ thông, mọi người đều đọc chữ cái “c” là “cờ”, chữ cái “k” là “ka” và chữ “q” là “quy” hoặc “cu”. Sau này khi đất nước tạm thời bị chia cắt thì giáo dục hai miền vẫn đọc như vậy, tuy cách đánh vần và âm có khác chút đỉnh. Ví dụ từ “cá”, ở miền Bắc dạy đọc là “cờ - a - ca - sắc - cá” (đọc âm đầu trước, âm chính sau), còn ở miền Nam dạy đọc là “a - sắc - á - cơ (“cơ” chứ không phải “cờ”) - á cá”.

Cách dạy đánh vần tuy có khác nhau, nhưng có những điểm giống nhau. Đó là không có giáo viên tiểu học nào dạy học sinh đánh vần từ “ký” là “cờ - y - cy - sắc - ký”, hoặc “y - sắc - ý cờ - ý - ký”. Mà cách đánh vần từ “ký” luôn là “ca - y - ky - sắc - ký” hoặc “y - sắc - ý ca - ý - ký”. Và học sinh cũng được giáo viên dạy chữ cái “k” luôn đứng trước các nguyên âm: “i”, “e”, “ê” và “y”. Còn chữ cái “c” đứng trước các nguyên âm còn lại: “a”, “ă”, “â”, “o”, “ô”, “ơ”, “u”, “ư”.

Riêng chữ cái “q”, không học sinh nào trước kia được giáo viên dạy mang âm “cờ”. Học sinh chỉ được dạy chữ cái “q” luôn đi chung với chữ cái “u” và đọc là “quờ” (miền Nam đọc là “quơ”). Ví dụ từ “quả” đánh vần là “quờ - a - qua - hỏi - quả” (hoặc “a - hỏi - ả - quơ - ả - quả”). Chứ học sinh không hề biết cách đánh vần lạ lùng “cờ - u - cu - a - coa - hỏi - quả”.

Sự khác nhau giữa cách đánh vần từ xưa đến nay và cách đánh vần theo sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1. Đồ họa: Việt Chung

Sự khác nhau giữa cách đánh vần từ xưa đến nay và cách đánh vần theo sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1. Đồ họa: Việt Chung

Có ý kiến cho rằng dạy học sinh biết cả ba chữ cái “c”, “k” và “q” cùng mang âm “cờ” và dạy theo cách đánh vần mới là để các em nắm vững cấu tạo âm, từ đó viết đúng chính tả hơn. Nói như vậy hơn nửa thế kỷ qua, hàng chục triệu (thậm chí có thể trăm triệu) trí thức và người lao động Việt Nam đều viết sai chính tả do không được học cách “đánh vần công nghệ giáo dục”?

Nói tóm lại, cách dạy học sinh lớp 1 như trước kia chữ cái “c” đọc là “cờ”, chữ cái “k” đọc là “ka”, còn chữ cái “q” không thể đứng riêng mà phải đi chung với “u” đọc là “quờ” có gì “không đúng” hay sao? Sau này nếu học sinh nào học các chuyên ngành có liên quan đến ngôn ngữ như đã nêu trên có em nào bảo rằng khi học lớp 1, giáo viên đã dạy mình “sai kiến thức” hay không (vì không dạy cả ba chữ cái “c”, “k” và “q” đều mang âm “cờ”)?

Lớp 1 là lớp đầu cấp tiểu học, học sinh bước đầu chuyển từ chơi mà học ở mầm non để bước sang học là chính. Vì vậy chỉ nên dạy cho các em những gì thật đơn giản, dễ tiếp thu. Chỉ cần dạy học sinh biết một chữ cái nào đó “đọc là gì” là đủ (chữ cái “c” đọc là “cờ”, chữ cái “k” đọc là “ca”...), còn chữ cái đó “mang âm gì” thì chưa thật sự cần thiết. Đừng muốn các em phải nắm vững tiếng Việt như sinh viên đại học chuyên ngành ngôn ngữ.

Theo Nguyễn Anh Dân/VnExpress

  • Từ khóa

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa học

Bộ KH-CN đang xây dựng dự thảo luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng giúp cho thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa học được đơn giản...
10:38 - 26/12/2024
25 lượt xem

Thay đổi trong thi tốt nghiệp THPT: Có hẹp cửa vào đại học?

Những quy định mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có thể khiến cơ hội xét tuyển vào đại học hẹp hơn trước.
09:30 - 26/12/2024
48 lượt xem

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng chia sẻ về đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Điểm mới về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được GS.TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) chia sẻ.
07:15 - 26/12/2024
111 lượt xem

Thay đổi tiêu chuẩn CSVC trường học: Gỡ khó cho trường đông học sinh

Tại thông tư mới, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trường mầm non, phổ thông được thay đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý, GD HS
16:16 - 25/12/2024
510 lượt xem

6 điểm mới quan trọng kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT áp dụng từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành ngày 24.12 có 6 điểm mới quan trọng.
15:04 - 25/12/2024
530 lượt xem