11
/
54135
“Cái giá” đi vào... trường học
cai-gia-di-vao-truong-hoc
news

“Cái giá” đi vào... trường học

Thứ 5, 12/10/2017 | 12:40:42
501 lượt xem

Suất ăn gồm cơm, 1 miếng cá thu xắn nhỏ, vài cọng rau,... ở Trường tiểu học Điện Biên 2 (Thanh Hóa) phần nào cho thấy thực phẩm và nhiều mặt hàng đi vào trường học có cái giá chát đắng.

Những ngày qua, hình ảnh suất ăn của học sinh tại Trường tiểu học Điện Biên 2, Thanh Hóa làm nhiều người phải ngỡ ngàng đến nghẹn ngào. Biết rằng thực phẩm đắt đỏ, chạy từng bữa ăn là cảnh của không ít gia đình nhưng có lẽ cũng không ai hiểu nổi khi vào trường học, đồ ăn nước uống lại trở nên “chát đắng” như thế.

Hình ảnh suất ăn vụn vặt, lèo tèo đó kèm bữa phụ có giá 23 nghìn đồng. Và không tính tiền phục vụ vì phụ huynh đã đóng riêng 150.000 đồng/tháng.

Bữa ăn chứ không phải là sản phẩm gì đó nhập ngoại về mà một vốn “chém” bốn mà mọi người không định lượng được giá. Các bà nội trợ nhìn vào sẽ ước lượng được ngay suất ăn đó tự mình đi chợ, vào bếp tầm bao nhiêu tiền, chưa dám nói nấu ăn tập thể chi phí sẽ giảm đi. Còn ai ăn quán mà theo mức giá suất ăn như trong trường học này.. sẽ không ít người phải nhịn.

Suất ăn của học sinh ở Trường tiểu học Điện Biên 2, Thanh Hóa được đăng tải trên mạng xã hội là dư luận bức xúc

Suất ăn của học sinh ở Trường tiểu học Điện Biên 2, Thanh Hóa được đăng tải trên mạng xã hội là dư luận bức xúc

Không chỉ ở ngôi trường này mà ở rất nhiều trường học khác, đồ ăn, nước uống trở nên “cao giá” đến mức khó tin, khó hiệu.

Tại Trường THPT Thủ Thiêm, TPHCM đã có thời gian học sinh và phụ huynh bức xúc với suất cơm 28.000 đồng ở căng tin trường học mà chỉ dính tí thức ăn mặn, ít rau củ... lại còn dở. Chưa kể, khi đó, hiệu trưởng còn ra quy định học sinh không được mang đồ ăn bên ngoài vào nên dù không muốn, nhiều học sinh vẫn phải mua cơm trong căn tin nhà trường để ăn.

Cách đây nhiều năm, tại trường mầm non 19/5, Q.8 , TPHCM, phụ huynh đến trường nhìn bảng giá thực phẩm của nhà trường là không khỏi rùng mình. Với giá cả thời điểm đó nhưng mọi thứ vào trường đã cao khó hình dung như gạo 26.000 đồng/kg, đường hơn 28.000 đồng/kg, dầu ăn 46.000 đồng/lit, thịt nạc gần 156.000/kg, bún gạo 38.500 kg...

Ánh mắt của nhiều phụ huynh ớn lạnh. Có người thốt lên: “Nhà tôi ăn gạo 16.000 - 18.000 là ngon lắm rồi, chắc vào trường học, hóa gạo thần, gạo tiên”. Còn lãnh đạo nhà trường lý giải là chọn các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Gần đây nhất, tại Trường tiểu học Phước Vĩnh An, Củ Chi, TPHCM, kết quả thanh tra của trường cũng chỉ ra nhà trường “ưu ái” những nơi cung cấp giá cao hơn mặt bằng chung. Điển hình như bình nước uống cùng loại của hãng nước cùng thời điểm chỉ 71.000 đồng/thùng và 30.000 đồng bình thì vào trường “được” thanh toán với giá 91.000 và 49.000 đồng.

Chưa kể nhiều khoản thu hộ - chi hộ rất mập mờ nhưng nhà trường không vô sổ sách, không chứng từ với lý giải đây là khoản thuộc... nhu cầu của phụ huynh, nhà trường chỉ làm hộ.

Không chỉ đồ ăn, nước uống mà rất nhiều mặt hàng vào trường học là được “hô biến” với giá cả khác hẳn thị trường, cho dù chất lượng có thể không khác, có khi còn thua xa. Quần áo, giày dép, ba lô hay đến các trang thiết bị trường học khi vào trường học giá cũng rất chơi vơi.

Bữa ăn của học trò đi vào trường học teo tóp và đắt đỏ (Ảnh mang tính minh họa)

Bữa ăn của học trò đi vào trường học "teo tóp" và đắt đỏ (Ảnh mang tính minh họa)

Trong trường học, không hiếm tình trạng giáo viên bạo hành học sinh bằng việc gõ vào tay, đánh vào chân, tát vào mặt hay là bạo hành bằng lời bởi những ngôn từ mắng nhiếc, chửi bởi.. Bây giờ, nói như một chuyên gia trẻ em Lê Nguyên Phương, có một dạng bạo hành đáng sợ không kém là “đánh” vào dạ dày con trẻ.

Nó nguy hiểm vô cùng vì ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não của trẻ mà còn góp phần “đánh gục” niềm tin vào giáo dục.

Mọi người hoàn toàn có quyền liên tưởng giữa những bữa ăn đắt đỏ, kém chất lượng với việc không ít hiệu trường từng bị phanh phui “bớt xén” bữa ăn của học sinh.

Nhiều lãnh đạo nhà trường suốt này mang điệp khúc cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp nhưng lại “dang rộng vòng tay” tổ chức bán trú. Mà ở đó, một giáo viên tiểu học ở Bình Thạnh, TPHCM tiết lộ đó là một nguồn thu khổng lồ, chủ yếu từ việc “kinh doanh” bữa ăn của con trẻ.

Theo Hoài Nam/Dân trí

  • Từ khóa

Chủ động phương án tuyển sinh bằng kỳ thi riêng

Bộ GD&ĐT khuyến cáo, từ năm 2025 khi bắt đầu có thí sinh tốt nghiệp Chương trình GDPT 2018, cơ sở giáo dục đại học cần chủ động phương án tuyển sinh.
07:25 - 10/05/2024
118 lượt xem

Tốt nghiệp THPT chương trình cũ, có phải thi lại nếu xét tuyển ĐH năm 2025?

Năm 2024 là năm cuối cùng thí sinh thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông cũ (2026). Vậy thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về...
16:30 - 09/05/2024
460 lượt xem

Nở rộ dịch vụ bán trú hè

Trong khi ngành GD-ĐT đang nỗ lực giảm tải, trả lại cho học sinh kỳ nghỉ hè đúng nghĩa trọn vẹn 3 tháng thì nhiều phụ huynh xem kỳ nghỉ hè là học kỳ...
14:55 - 09/05/2024
462 lượt xem

Người học hoang mang trước tin hơn 56.000 chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định

Thanh tra Bộ GD-ĐT hôm 8.5 cho biết IDP cấp sai quy định 56.230 chứng chỉ IELTS. Thông tin này khiến nhiều thí sinh hoang mang không biết liệu có bị ảnh...
11:33 - 09/05/2024
537 lượt xem

Giảng viên nữ chuyển sang làm... giúp việc

Hàng nghìn giảng viên nữ người Afghanistan bị mất việc, buộc phải làm giúp việc để kiếm sống.
09:21 - 09/05/2024
611 lượt xem