11
/
53334
Phải chăng Hội Phụ huynh là hội huy động vốn của nhà trường?
phai-chang-hoi-phu-huynh-la-hoi-huy-dong-von-cua-nha-truong
news

Bạn đọc viết: Phải chăng Hội Phụ huynh là hội huy động vốn của nhà trường?

Chủ nhật, 17/09/2017 | 08:07:01
2,742 lượt xem

Lạm thu đầu năm học là câu chuyện không mới nhưng nỗi nhức nhối thì chưa bao giờ vơi. Những con số ấn tượng về mức đóng cho mỗi đứa trẻ đến trường ngày càng tăng, tăng đến chóng mặt.

 >> Một học sinh lớp 1 nộp đầu năm hơn 16 triệu đồng?
 >> Hải Phòng: Tạm đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng trường để xảy ra lạm thu đầu năm

Dẫu phụ huynh bất bình, bức xúc thế nào đi chăng nữa thì ban giám hiệu nhà trường vẫn an nhiên tự tại, bởi đã có Hội Phụ huynh học sinh đứng ra làm “lá chắn”, “bia đỡ đạn”.

Chúng ta hãy điểm qua vài con số gây “choáng” về mức thu hiện nay: Trường THCS Minh Tân (Hải Phòng) thu mỗi em gần 9 triệu đồng, Trường Tiểu học Đặng Cương (Hải Phòng) bị tố thu mỗi em hơn 10 triệu, Trường Tiểu học Chu Văn An (Đồng Tháp) thu mỗi cháu lớp 1 đến 16 triệu đồng. Chừng ấy sẽ chỉ là cái tặc lưỡi cho qua của phụ huynh khá giả nhưng thật sự là gánh nặng cho gia đình khó khăn!

Đó chỉ là một vài vụ việc nổi cộm bị phản ánh, còn thực tế thì vô vàn các khoản thu từ “trên trời rơi xuống”: tiền lót nền, tiền mua sắm máy chiếu, mua laptop, tiền điện ngủ quạt và ngủ máy lạnh, tiền cải tạo sân bóng… Bên cạnh học phí, các loại bảo hiểm, thì tiền hỗ trợ việc học tập, sinh hoạt của học sinh và các khoản xây dựng cơ sở vật chất nhà trường lại là mảnh đất màu mỡ cho mầm mống lạm thu dễ dàng mọc rễ.

Vì sao ư? Đơn giản là tất cả các khoản thu theo diện xã hội hóa giáo dục đều được đẩy sang cho Hội Phụ huynh bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất và tiến hành thu đồng loạt. Tinh thần tự nguyện luôn được lợi dụng triệt để nhằm hợp thức hóa các khoản thu. Tuy nhiên, có thật sự tự nguyện đóng hoặc không, mức đóng góp theo điều kiện kinh tế gia đình vẫn là một câu chuyện bi hài.

“Quả bóng” trách nhiệm đã được nhà trường khéo léo đá sang cho hội phụ huynh học sinh. Vấn đề là những người nằm trong hội phụ huynh lại thường “cùng hội cùng thuyền” với ban giám hiệu nhà trường. Về lý thuyết, mỗi lớp sẽ có từ 3 đến 5 phụ huynh được tập thể bầu ra, rồi cử 1 người tham gia trực tiếp vào ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường.

Trên thực tế, khá nhiều trường hợp ban đại diện phụ huynh đã được nhà trường chỉ định, “chọn mặt gửi vàng”. Họ thường là những người có điều kiện về kinh tế, quan hệ rộng theo kiểu “ăn to nói lớn”. Vì vậy, mỗi kỳ họp phụ huynh diễn ra, chính họ sẽ là “cánh tay nối dài” của ban giám hiệu. Những khoản nào cần thu, thu bao nhiêu sẽ được nhà trường thông qua ban đại diện trước khi tiến hành họp phụ huynh.

Những phụ huynh tâm huyết sẽ có ý kiến phản biện, nhưng số lượng ấy có lẽ khá khiêm tốn. Bởi đa số sẽ nhất trí cao với nhà trường, thậm chí còn hô hào những khoản nộp cao ngất ngưởng để “lấy lòng” nhà trường, vô hình trung đẩy mức thu vượt khỏi con số ban đầu trở thành con số “khủng”, trở thành tận thu, lạm thu! Bởi vậy, ví von Hội Phụ hjynh là hội huy động vốn của nhà trường quả không sai!

Để chấm dứt tình trạng này, tôi thiết nghĩ phải chấn chỉnh hoạt động của Hội Phụ huynh học sinh. Đó sẽ không chỉ là nơi những người “thừa tiền, thừa thời gian” ra sức tạo quan hệ với nhà trường. Hội Phụ huynh phải là người đại diện cho tiếng nói chung của toàn thể cha mẹ học sinh, dám ý kiến, mạnh dạn phản biện với những sai trái, khuất tất trong thu chi của nhà trường.

Từ “cánh tay nối dài” biến thành nơi giám sát và phản biện, hội phụ huynh sẽ khiến hiệu trưởng nào có “dã tâm” cũng sẽ chùn tay khi “vẽ” ra các khoản thu đầu năm học. Muốn được như thế, mỗi phụ huynh phải thay đổi nhận thức của mình, tránh đùn đẩy, chối bỏ trách nhiệm mỗi khi cuộc họp phụ huynh đi đến khâu bầu ban đại diện.

Hãy lựa chọn những người có tâm huyết, chính trực, dám nói, dám làm vào hội nhằm tìm ra tiếng nói chung của phụ huynh cũng như chu toàn cho việc học tập của con em một cách tốt nhất!

Theo Thùy Mai/Dân trí

  • Từ khóa

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT: Đề thi đổi mới, đòi hỏi phải tự học và tự đọc

Thí sinh cần đăng ký đầy đủ thông tin trong đợt đăng ký chính thức từ ngày 21-4 đến 17 giờ ngày 28-4 trên hệ thống quản lý thi
08:27 - 22/04/2025
396 lượt xem

Hôm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ 21/4, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT năm 2025; thời gian đăng ký đến 17 giờ ngày 28/4.
10:30 - 21/04/2025
970 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khởi nghiệp của sinh viên chưa tương xứng với tiềm năng

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần nhìn thẳng vào sự thật, khởi nghiệp của sinh viên - học sinh chưa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi...
07:14 - 21/04/2025
1,028 lượt xem

Năng lực giới hạn có nên chọn nghề y?

Chuyên gia tâm lý của Trường đại học Y Hà Nội khuyên học sinh đừng giới hạn cơ hội của bản thân khi chọn nghề. Với tư duy phát triển, người học có nhiều...
09:03 - 20/04/2025
1,541 lượt xem

Rút ngắn thời gian đào tạo cử nhân: Vẫn còn nhiều thách thức

Thay vì 4 năm, nhiều trường đại học tại Việt Nam triển khai chương trình đào tạo cử nhân trong 3 đến 3,5 năm.
19:04 - 19/04/2025
1,852 lượt xem