11
/
177499
Dạy thêm không thu tiền, sở GD-ĐT đề xuất hỗ trợ hàng chục tỉ đồng
day-them-khong-thu-tien-so-gd-dt-de-xuat-ho-tro-hang-chuc-ti-dong
news

Dạy thêm không thu tiền, sở GD-ĐT đề xuất hỗ trợ hàng chục tỉ đồng

Thứ 3, 11/03/2025 | 19:31:11
2,954 lượt xem

Thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về việc dạy thêm không thu tiền trong nhà trường, nhiều sở GD-ĐT cho biết đang đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho việc dạy thêm để ôn thi cho học sinh, trong đó có những sở dự toán kinh phí hỗ trợ hàng chục tỉ đồng.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh đã lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính và trình UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí với tổng số tiền hơn 21,5 tỉ đồng để hỗ trợ kinh phí ôn thi cho các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc sở để tổ chức ôn thi cho học sinh lớp 12.

Một số sở GD-ĐT đã đề xuất hỗ trợ hàng chục tỉ đồng để giáo viên ôn thi cho học sinh ẢNH: T.N

Đề xuất của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh căn cứ quy định tại Thông tư số 29 của Bộ GD-ĐT với nội dung: "Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật".

Thời gian ôn thi được tính từ ngày 14.2 đến hết tháng 6 năm nay. Trong đó, theo tính toán của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, tổng số tiết dạy cho học sinh ở các môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ và các môn tự chọn mỗi môn là 593.218 tiết. Căn cứ theo quy định về số tiền cho mỗi tiết ôn thi là 9.000 đồng/tiết (riêng Trường THPT chuyên Hà Tĩnh là 12.000 đồng/tiết). 

Sở GD-ĐT Ninh Bình cũng đã có tờ trình gửi UBND tỉnh đề nghị cấp gần 25 tỉ đồng để hỗ trợ việc dạy thêm và ôn thi cho học sinh trong các trường công lập, đặc biệt là học sinh cuối cấp với lý do việc tổ chức dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền khiến các cơ sở giáo dục gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, theo Tờ trình số 16/TTr-SGDĐT ngày 27.2.2025 của Sở GD-ĐT Ninh Bình, Thông tư số 29 quy định, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học như: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Để duy trì, giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng GD-ĐT của tỉnh, đặc biệt là giữ vững kết quả đầu ra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT thì việc tổ chức dạy thêm trong nhà trường cho các đối tượng quy định nêu trên là rất cần thiết.

Tuy nhiên, theo Sở GD-ĐT Ninh Bình, việc tổ chức dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền khiến các cơ sở giáo dục gặp rất nhiều khó khăn bởi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên mới chỉ đảm bảo cho các hoạt động giáo dục tối thiểu tại các đơn vị nhà trường.

Từ thực tế trên, Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ gần 25 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí dành cho dạy thêm, ôn thi tốt nghiệp THPT là trên 18,8 tỉ đồng và kinh phí dành cho việc dạy thêm, ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 là trên 6,1 tỉ đồng.

Liên quan đến việc đề nghị của Sở GD-ĐT, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản giao Sở Tài chính chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu để tham mưu, báo cáo UBND tỉnh.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết sở này đang tích cực đề nghị các cấp thẩm quyền, HĐND thành phố ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí cho việc ôn tập, ôn thi trong nhà trường. Sở này cũng xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm trình UBND thành phố ban hành với những nội dung cụ thể nhằm đưa dạy thêm, học thêm vào nền nếp, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm.

Ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng, cho biết đang phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Sở GD-ĐT Bắc Giang thì đề nghị Bộ GD-ĐT tham mưu với Chính phủ có chỉ đạo cụ thể trong việc bố trí ngân sách để các nhà trường thuận lợi hơn về việc triển khai công tác dạy thêm, học thêm trong nhà trường. 

Ông Bạch Đăng Khoa, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, cho hay đơn vị đã chỉ đạo các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.

Theo Tuệ Nguyễn/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/day-them-khong-thu-tien-so-gd-dt-de-xuat-ho-tro-hang-chuc-ti-dong-185250311180313528.htm

  • Từ khóa

Rút ngắn thời gian đào tạo cử nhân: Vẫn còn nhiều thách thức

Thay vì 4 năm, nhiều trường đại học tại Việt Nam triển khai chương trình đào tạo cử nhân trong 3 đến 3,5 năm.
19:04 - 19/04/2025
71 lượt xem

Tại sao TP.HCM khảo sát trình độ, năng lực tiếng Anh của tất cả giáo viên?

Ngày 18.4, Sở GD-ĐT TP.HCM đã cung cấp với phóng viên Báo Thanh Niên thông tin liên quan đến quy định về việc khảo sát trình độ, năng lực tiếng Anh đối...
16:04 - 18/04/2025
736 lượt xem

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai)...
14:42 - 18/04/2025
740 lượt xem

Các nhà trường, học sinh tăng tốc ôn tập, sẵn sàng cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ chính thức diễn ra. Để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi năm đầu tiên áp dụng theo...
11:46 - 18/04/2025
877 lượt xem

Ngành Giáo dục địa phương sau sáp nhập sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Sau khi Nghị quyết 60, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng được ban hành, các địa phương lên phương án bố trí nơi ăn, chốn ở, đi lại cho cán...
09:32 - 18/04/2025
889 lượt xem