11
/
173283
'Hoạt động tuyển sinh vào đại học càng lộn xộn, kém hiệu quả'
hoat-dong-tuyen-sinh-vao-dai-hoc-cang-lon-xon-kem-hieu-qua
news

'Hoạt động tuyển sinh vào đại học càng lộn xộn, kém hiệu quả'

Thứ 4, 04/12/2024 | 16:15:00
261 lượt xem

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đánh giá hoạt động tuyển sinh vào đại học, cao đẳng ngày càng lộn xộn, kém hiệu quả; tạo ra sự mất bình đẳng về cơ hội được tiếp cận giáo dục đại học đối với các đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội.

Thí sinh và phụ huynh tìm hiểu thông tin tuyển sinh đại học trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh minh họa: TRẦN HUỲNH

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018, triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học từ năm 2025 gửi bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuyển sinh đại học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ nhiều khó khăn

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận định hoạt động tuyển sinh đại học từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ có một số khó khăn, bất cập.

Phương thức tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chịu ảnh hưởng của chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ hạn chế các khối xét tuyển truyền thống do việc học môn lựa chọn và thi chỉ được dự thi 2 môn lựa chọn.

Ngoài ra, việc xây dựng đề thi có độ giá trị và tính phân loại chưa cao của các môn lựa chọn, cũng như với khả năng "đoán mò" tăng lên trong 40% số điểm của mỗi bài thi sẽ là một bất cập lớn đối với các trường cần có sự phân hóa cao trong tuyển sinh.

Xuất hiện hàng loạt trường đại học tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng thường dưới tên gọi "đánh giá năng lực", "đánh giá tư duy" (nhà trường tự quy định nội dung, hình thức và tiêu chí lựa chọn) để phục vụ cho nhóm trường, nhóm ngành tuyển sinh có tỉ lệ cạnh tranh gay gắt.

Một số phương thức tuyển sinh của một số trường đại học chưa bảo đảm chất lượng đầu vào cho ngành học cần các năng lực đặc thù ở cấp THPT để học tập thành công ở bậc đại học, dẫn đến sau khi học sẽ có nhiều sinh viên không đáp ứng yêu cầu của ngành học phải bỏ học, thôi học gây lãng phí nguồn lực cho người học và cho xã hội.

Thậm chí, nhiều trường đại học tốp dưới thường đưa ra vô số phương thức tuyển sinh "lạ", phi truyền thống, không hẳn nhằm mục đích hướng nghiệp mà có lẽ chỉ nhằm mục đích tuyển sinh.

Phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá chất lượng đầu vào của xét tuyển đại học do cách đánh giá xếp loại ở cấp THPT và cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT có lấy kết quả học tập 3 năm cấp THPT, dẫn đến điểm học bạ của thí sinh sẽ có độ tin cậy chưa cao, chưa đảm bảo tính công bằng giữa thí sinh các trường THPT, các tỉnh, thành phố khác nhau.

Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực ngoại ngữ của thí sinh THPT do các môn ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có chuẩn đầu ra khác với chuẩn của các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đang được nhiều trường đại học công nhận xét đầu vào hiện nay.

Tranh luận trái chiều về dự thảo quy chế tuyển sinh

Theo hiệp hội, dự thảo quy chế tuyển sinh từ năm 2025 còn nhiều ý kiến tranh luận trái chiều liên quan đến tính khoa học và tuân thủ theo quy định của pháp luật ở các quy định về chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.

Ngoài ra còn có quy định rất bất cập về việc điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Quy định này rất khó khả thi vì không đủ căn cứ về cơ sở khoa học để thực hiện.

"Từ đó dẫn tới hệ lụy gây khó khăn và tốn kém cho thí sinh và phụ huynh do phải thi cử nhiều lần, phải chấp nhận ghi danh ở nhiều "lò luyện" (học thêm tại trường, học luyện thi, học luyện đánh giá năng lực, học luyện IELTS…).

Hoạt động tuyển sinh vào đại học, cao đẳng ngày càng lộn xộn, kém hiệu quả; tạo ra sự mất bình đẳng về cơ hội được tiếp cận giáo dục đại học đối với các đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội", công văn nêu rõ.

5 kiến nghị giải pháp

Từ những nhận định nêu trên, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã nêu 5 kiến nghị giải pháp tuyển sinh từ năm 2025.

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào với ngành được đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời yêu cầu các trường giải trình việc lựa chọn các tổ hợp môn học, các bài thi đánh giá năng lực của các kỳ thi riêng được sử dụng để xét tuyển sinh, bảo đảm chuẩn đầu vào.

Đồng thời cần quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển hợp lý, kiên quyết loại đi các tổ hợp "lạ".

2. Bộ chỉ nên hạn chế hoặc loại bỏ các phương thức tuyển sinh dễ dãi, không đánh giá đúng thực chất chất lượng đầu vào, bằng mọi giá để "vơ vét" người học.

Có quy định các trường đại học cần có tỉ lệ hợp lý cho phương thức tuyển sinh bằng xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo công bằng cho các đối tượng khó khăn trong điều kiện tham gia dự thi các chứng chỉ quốc tế và các kỳ thi riêng.

3. Cần làm rõ khái niệm "xét tuyển sớm" hoặc thay đổi khái niệm cho phù hợp với bản chất của hoạt động tuyển sinh vì hầu hết các thí sinh này đều chưa tốt nghiệp THPT trong năm học khi tham gia xét tuyển.

Ngoài ra cần làm rõ cơ sở khoa học để các trường đại học thực hiện quy định theo dự thảo quy chế tuyển sinh từ năm 2025 về nội dung chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

4. Bộ đánh giá sự phù hợp của các kỳ thi riêng do các trường đại học tổ chức để đảm bảo không vượt quá chương trình học của học sinh cấp THPT để giảm thiểu tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.

Công nhận các kết quả thi đánh giá năng lực nếu có sự đối sánh tương đồng về năng lực đánh giá của các môn học để miễn thi các môn thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh có ngưỡng điểm đảm bảo theo yêu cầu của quy định (tương tự như đang miễn thi môn ngoại ngữ khi thí sinh có chứng chỉ đạt chuẩn theo quy định) để giảm áp lực thi cử cho học sinh.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học xây dựng các tổ hợp xét tuyển sinh phù hợp với yêu cầu của đầu vào ngành học của bậc đại học; chỉ được đặt thêm các tiêu chí phụ cần thiết đối với những ngành năng khiếu, ngành "hot".

Theo Trần Huỳnh/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/hoat-dong-tuyen-sinh-vao-dai-hoc-cang-lon-xon-kem-hieu-qua-20241204105819712.htm

  • Từ khóa

Trường nghề mở ngành mới thu hút thí sinh

Các trường nghề tại TP HCM mở thêm những ngành học "hot" để bắt kịp xu hướng với hy vọng thu hút thí sinh học nghề.
14:46 - 04/12/2024
283 lượt xem

Công khai mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục

Mức độ chuyển đổi số của các Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT sẽ được đánh giá công khai trên các cổng thông tin điện tử.
10:29 - 04/12/2024
406 lượt xem

Nâng cao năng lực khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện là một trong những đơn vị có lợi thế về hệ thống cơ sở dữ liệu ngành rộng lớn và hiệu quả, với khoảng 54 nghìn trường học; 1,6...
08:44 - 04/12/2024
440 lượt xem

Định hướng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Năm 2025 là cột mốc đặc biệt của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, vì đây là kỳ thi đầu tiên cho lứa học sinh tốt nghiệp Chương trình giáo dục...
07:31 - 04/12/2024
482 lượt xem

Tuyển sinh trái quy định cả trăm chỉ tiêu đại học, thạc sĩ

Cả trăm sinh viên đại học, học viên thạc sĩ được Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh, đào tạo tại TP.HCM trong khi chưa được phép của Bộ Giáo dục và Đào...
15:25 - 03/12/2024
843 lượt xem