11
/
169588
Các trường đại học 'bật chế độ' dạy trực tuyến
cac-truong-dai-hoc-bat-che-do-day-truc-tuyen
news

Các trường đại học 'bật chế độ' dạy trực tuyến

Thứ 7, 14/09/2024 | 06:21:59
2,177 lượt xem

Ngoài chuyển sang dạy học trực tuyến, các cơ sở giáo dục đại học đồng thời triển khai phương án khắc phục hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra.

Cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Hàng Hải dọn vệ sinh khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Ảnh: NTCC

Cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Hàng Hải dọn vệ sinh khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Ảnh: NTCC

Hỗ trợ giảng viên, sinh viên

Nằm trong tâm điểm của đợt mưa lũ, Trường ĐH Y - Dược (ĐH Thái Nguyên) đã chủ động xây dựng nhiều phương án ứng phó. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng cho biết, nhà trường chuyển sang trạng thái dạy học trực tuyến từ ngày 10/9. Tuy nhiên, mưa lớn tiếp tục kéo dài, nhiều nơi mất điện và sóng Internet nên nhà trường quyết định cho sinh viên nghỉ học từ ngày 11 đến hết ngày 14/9.

“Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhà trường cho sinh viên nghỉ học. Cơn bão đi qua, sinh viên tựu trường hôm 9/9 thì lũ ập đến. Toàn trường sẵn sàng chuyển sang trạng thái mới, vừa chống lũ, vừa bảo đảm kế hoạch đào tạo; trên hết là giữ an toàn cho giảng viên và sinh viên”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

Trường ĐH Y - Dược (ĐH Thái Nguyên) đã thành lập các đội phản ứng nhanh, nhằm kịp thời hỗ trợ nhu yếu phẩm, chỗ ở cho sinh viên và giảng viên. Trường vẫn mở cửa, sẵn sàng đón cán bộ, giảng viên, sinh viên đến lưu trú.

“Chúng tôi xây dựng hai phương án: Thứ nhất, liên hệ với một số gia đình giảng viên nằm trong vùng an toàn, sắp xếp chỗ ở (nếu có) cho một số đồng nghiệp, người học lưu trú tạm để tránh mưa lũ. Thứ hai, trường mở cửa, tiếp đón cán bộ, giảng viên, sinh viên đến lưu trú tại tại giảng đường. Trong thời gian lưu trú, trường phục vụ đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết.

Với sinh viên ở ký túc xá, các đội phản ứng nhanh sẽ cử người nắm bắt tình hình, cung cấp nước uống, thức ăn miễn phí. “Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng kịp thời hỗ trợ các gia đình cán bộ, giảng viên, sinh viên”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay.

Đến thời điểm hiện tại, Trường ĐH Y - Dược (ĐH Thái Nguyên) không có thiệt hại về người. Nhà trường đang thống kê thiệt hại về cơ sở vật chất để có biện pháp hỗ trợ. “Chúng tôi đã lên phương án phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ. Hiện, các đội phản ứng nhanh hỗ trợ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Cùng đó, các bộ môn chuẩn bị những clip, bài giảng để tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sau ngập úng”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng thông tin.

cac truong dai hoc bat che do day truc tuyen (1).jpgTrường ĐH Giao thông Vận tải tổ chức gói bánh hỗ trợ giảng viên, sinh viên và người dân vùng lũ. Ảnh: NTCC

Dạy học online

Căn cứ diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết sau bão số 3, Trường Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) thông báo tất cả sinh viên học online trên Microsoft Teams từ chiều ngày 10/9 cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Từ 11/9, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội điều chỉnh bổ sung hình thức học tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa K29 (năm học 2024 - 2025) sang hình thức trực tuyến. Các lớp học còn lại cũng được tổ chức online từ trước do ảnh hưởng bão lũ. Nhà trường khuyến khích sinh viên các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa bão, nếu không thể tham gia trực tiếp, hãy lựa chọn hình thức học online để đảm bảo tiến độ học tập.

Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, ĐH Bách khoa Hà Nội thông báo tới các khóa K68 trở về trước và Kỹ sư chuyên sâu tiếp tục kéo dài thời gian giảng dạy và học tập trực tuyến đến hết ngày 21/9. Sinh viên K69 học trực tiếp theo thời khóa biểu. PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó Giám đốc cho hay:

Đối với hình thức vừa làm, vừa học: Các lớp có lịch học từ 12/9 đến 21/9 triển khai theo hình thức trực tuyến (online) trên MS Teams. Từ 23/9, các lớp trở lại học trực tiếp (offline) theo thời khóa biểu. Đối với hệ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ): Các lớp có lịch học từ 12/9 đến 21/9, tuỳ theo tình hình đội ngũ có thể chủ động triển khai theo hình thức online hoặc offline (nếu điều kiện phòng học đảm bảo). Từ 23/9, các lớp trở lại học trực tiếp (offline) theo thời khóa biểu.

Do ảnh hưởng của mưa lũ, Trường ĐH Giao thông Vận tải (Hà Nội) thông báo cho tân sinh viên có thể nhập học muộn hơn so với quy định vào các ngày tiếp theo trong tuần từ 11 - 13/9; trường hợp đặc biệt có thể nhập học vào 16/9. PGS.TS Lê Hoài Đức - Phó Hiệu trưởng thông tin, nhà trường đã “bật chế độ” dạy trực tuyến cho sinh viên từ ngày 11/9. “Chúng tôi tiếp tục kiểm tra, cài đặt hệ thống đào tạo trực tuyến của trường để tổ chức dạy online cho tất cả sinh viên đến khi hết cảnh báo mưa lũ”, PGS.TS Lê Hoài Đức trao đổi.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải cho hay, nhà trường đã thành lập Đội phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; đồng thời xây dựng kế hoạch trực và chủ động các biện pháp ứng phó; tiếp tục rà soát nơi ăn, chốn ở của sinh viên để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

Cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng cho Trường ĐH Hạ Long (Quảng Ninh). TS Trần Trung Vỹ - Phó Hiệu trưởng cho biết, thống kê sơ bộ cho thấy, hơn 80 cây xanh; trong đó trên 30 cây có đường kính gốc hơn 50cm bị đổ; trên 50% số cửa kính các tòa nhà D, E, nhà Thủy sản, Bộ môn… bị vỡ. Nhiều đoạn tường bao bị đổ, các biển quảng cáo, mái tôn bị bay, hư hại nghiêm trọng; toàn bộ hệ thống điện, mạng Internet bị cắt. Tuy nhiên, không có thiệt hại về người.

Trong 2 ngày 9 - 10/9, nhà trường tổ chức vệ sinh khuôn viên. Theo đó, hàng chục mét khối cây xanh được xử lý, toàn bộ kính vỡ, nhiều cành lá, rác... được dọn dẹp. Khuôn viên trường đã sạch sẽ, các tuyến giao thông thông suốt, không còn mảnh kính vỡ; bảo đảm an toàn đón sinh viên quay trở lại học tập từ ngày 12/9.

Hiện, Trường ĐH Hạ Long vẫn duy trì kế hoạch trực và chủ động các biện pháp ứng phó với mưa bão theo phương châm “3 trước - 4 tại chỗ”. Nhà trường yêu cầu lãnh đạo và toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, mưa lũ, bão lớn gây ra.

“Chúng tôi chú trọng nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố; đồng thời phát huy vai trò chỉ huy, điều hành tại chỗ để kịp thời ứng phó với thiên tai, thảm họa theo chỉ đạo của các bộ, ngành, địa phương. Mặt khác, nâng cao nhận thức cộng đồng và dự báo, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng tránh thiên tai của học sinh, sinh viên và cán bộ, giảng viên”, TS Trần Trung Vỹ nhấn mạnh.

Để bảo đảm an toàn cho thầy - trò, Trường ĐH Hàng Hải (TP Hải Phòng) quyết định dừng giảng dạy, học tập, huấn luyện; dừng các hội nghị hội thảo trong 2 ngày (9 - 10/9) để tập trung khắc phục hậu quả sau bão. Trên trang cá nhân, PGS.TS Phạm Xuân Dương - Hiệu trưởng nhà trường viết:

“Từ sáng 8/9, sau khi cơn bão Yagi đi qua, tôi và đồng nghiệp cùng sinh viên bắt tay vào khắc phục hậu quả sau bão bằng tất cả những gì chúng tôi có. Không điện, nước, sóng điện thoại. Thầy trò, đồng nghiệp cùng chung tay cắt cành, dọn lá, dọn đường, bảo vệ bệ và rễ các gốc cổ thụ bị đổ để cứu sống chúng bằng mọi giá”.

Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng Hải tin tưởng, cán bộ giảng viên, sinh viên sẽ cứu chữa hàng cây xanh, khẩn trương khôi phục những hư hỏng do mưa bão để lại, để “Mái trường Đại dương” sẽ ngày càng đẹp hơn, xanh hơn.

Hiện, hầu hết cơ sở giáo dục đại học ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến. Các trường cũng chủ động kế hoạch phòng, chống lụt bão và xây dựng phương án hỗ trợ cán bộ, giảng viên, sinh viên khi cần. Một số trường bố trí hội trường lớn, giảng đường, ký túc xá làm nơi sơ tán như: Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Trường ĐH Công nghệ G

Theo Hải Minh/GD&TĐ 

https://giaoducthoidai.vn/cac-truong-dai-hoc-bat-che-do-day-truc-tuyen-post700677.html

  • Từ khóa

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Các nước thực hiện ra sao?

Nhiều nước đã thành công trong việc phát triển các chương trình giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Tuy nhiên không phải không có...
13:48 - 18/09/2024
430 lượt xem

Vì sao giáo viên Pháp đồng loạt bỏ nghề?

Trước tình trạng lương thấp, sĩ số lớp học đông và nhu cầu đổi mới giáo dục ngày càng tăng, giáo viên Pháp đồng loạt bỏ việc với số lượng kỷ lục.
10:11 - 18/09/2024
499 lượt xem

Học sinh dùng điện thoại tại lớp: Quản cách nào?

Việc cấm học sinh dùng điện thoại không nên cứng nhắc, tùy hoàn cảnh áp dụng, phát huy ưu điểm của công nghệ để nâng cao chất lượng giờ dạy.
08:28 - 18/09/2024
571 lượt xem

Nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên vượt qua khó khăn do bão lũ

Ngoài giãn thời gian đóng học phí, nhiều cơ sở GD đại học còn triển khai các phương án hỗ trợ sinh viên vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ...
07:33 - 18/09/2024
573 lượt xem

Sớm đưa học sinh vùng lũ trở lại trường học

Bão Yagi cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành phố phía bắc, làm gián đoạn việc học tập...
16:32 - 17/09/2024
923 lượt xem