11
/
144768
Có nên lo lắng khi con gái 6 tuổi luôn nói dối?
co-nen-lo-lang-khi-con-gai-6-tuoi-luon-noi-doi
news

Có nên lo lắng khi con gái 6 tuổi luôn nói dối?

Thứ 6, 24/03/2023 | 14:40:00
2,037 lượt xem

"Con gái 6 tuổi của tôi thường xuyên nói dối và tôi tự hỏi liệu mình có nên lo lắng về điều này không", một bà mẹ chia sẻ.

Một bà mẹ tâm sự: "Cô con gái 6 tuổi của tôi luôn nói dối và tôi không biết điều này có đáng lo hay không.

Ví dụ, một ngày nọ, rõ ràng cô bé đã ăn vụng bánh trong bếp mà không được phép. Miệng cô bé còn đầy vụn bánh nhưng khi tôi hỏi, con chối đây đẩy và thậm chí còn bật khóc rồi bỏ đi chỗ khác.

Tôi không bực khi con ăn vụng bánh. Tôi bực khi con không thừa nhận điều đó và việc con nói dối khiến tôi khó chịu.

Đây không phải là lần duy nhất con nói dối. Đôi khi con nói rằng con đã làm bài tập về nhà và sau đó khi tôi kiểm tra thì con vẫn chưa làm xong. Khi tôi nói chuyện với con, con thường nổi cáu và đổ lỗi cho tôi vì đã không tin con.

Liệu khi lớn, con tôi có bỏ thói quen nói dối hay không?".

Có nhiều lý do khiến trẻ nói dối (Ảnh minh họa: The Asian parent).

Tiến sĩ John Sharry, cây bút chuyên về vấn đề gia đình của tờ Irish Times, chia sẻ: "Mặc dù dạy con nói sự thật là điều quan trọng, nhưng trong cuộc sống, trẻ nhỏ thỉnh thoảng nói dối cũng là điều rất bình thường.

Nhiều bố mẹ lo lắng rằng nói dối là dấu hiệu của các vấn đề lâu dài, nhưng điều quan trọng là phải hiểu bối cảnh của những lời nói dối. Đó có thể đơn giản là một giai đoạn mà con bạn đang trải qua.

Trẻ nhỏ nói dối hoặc trốn tránh nói sự thật vì nhiều lý do, chẳng hạn như để tránh gặp rắc rối, để thoát khỏi điều gì đó khó chịu hoặc để thu hút sự chú ý và được tán dương.

Để đối phó với việc trẻ nói dối và giúp trẻ hình thành thói quen nói thật về lâu dài, có một số nguyên tắc bạn cần ghi nhớ:

Hiểu lý do con bạn không nói sự thật

Bước đầu tiên trong việc giúp đỡ con gái của bạn là hiểu tại sao con không nói sự thật trong những tình huống khác nhau mà bạn mô tả. Có lẽ con bạn rất xấu hổ vì đã lấy chiếc bánh và không thể thừa nhận điều đó; hoặc có lẽ con bạn không thể đối mặt với việc thừa nhận mình đã sai.

Mặc dù bạn không đồng tình với việc con nói dối nhưng bạn nên cố gắng để hiểu được lý do đằng sau hành vi của cô ấy. Thể hiện sự cảm thông và thấu hiểu của bạn với con, cho con "đường lui" để con có thể kể cho bạn nghe chuyện gì đã xảy ra.

Sau đó, bạn có thể giúp con khám phá những cách khác để giải quyết tình huống mà không cần phải nói dối.

Giảm cơ hội cho trẻ nói dối

Tránh đặt con gái của bạn vào vị trí mà cô bé có thể nói dối. Ví dụ, thay vì hỏi: "Con đã lấy bánh đúng không?", trong trường hợp bạn chắc chắn con đã lấy bánh thì bạn có thể nói: "Mẹ đã thấy con lấy một miếng bánh mà không được phép, chúng ta có nên trò chuyện về điều đó không."

Ngoài ra, hãy nhớ cảnh báo con trước khi con trả lời câu hỏi, chẳng hạn như: "Trước khi con trả lời về bài tập, mẹ sẽ tự tìm hiểu xem con có bài tập về nhà hay không".

Bình tĩnh và nhẹ nhàng khi con nói dối

Khi phát hiện con nói dối, hãy nhẹ nhàng và bình tĩnh đối mặt với điều này. Chẳng hạn như bạn nên nói: "Mẹ biết con đã làm hỏng đồ chơi" thay vì phản ứng thái quá theo cảm xúc như: "Sao con dám nói dối mẹ?".

Hãy nói chuyện với con một cách bình tĩnh và hành động hợp lý để giải quyết vấn đề. Đôi khi, có thể áp dụng hình phạt cho hành vi nói dối. 

Khen ngợi khi con nói sự thật

Việc khen ngợi con gái của bạn bất cứ khi nào con nói sự thật cũng rất quan trọng. Ví dụ, nếu con nói với bạn rằng con đã làm vỡ một thứ gì đó trong nhà, trước tiên bạn có thể nói rằng, bạn rất vui vì con đã chủ động nói chuyện này với bố mẹ.

Bên cạnh đó, trẻ em học hỏi nhiều nhất qua những gì cha mẹ làm hơn là những gì cha mẹ bảo chúng làm. Vì vậy, nếu bạn là tấm gương về sự trung thực, con bạn cũng sẽ cư xử theo cách đó.

Bạn nên thừa nhận và xin lỗi khi bạn phạm sai lầm hoặc làm ai đó thất vọng; thẳng thắn và trung thực trong cách bạn nói chuyện với con cái và bạn đời của mình.

Dạy con về tầm quan trọng và lợi ích của việc nói sự thật

Có thể sẽ hữu ích khi bạn trò chuyện với con gái về tầm quan trọng của sự trung thực và nói sự thật. Có rất nhiều câu chuyện hay mà bạn có thể đọc cho con nghe, ví như Cậu bé chăn cừu, đây là câu chuyện cho thấy được tầm quan trọng của đức tính trung thực, hậu quả nặng nề của việc nói dối.

Mục đích lâu dài của việc dạy con là giúp con gái bạn hiểu được giá trị của sự trung thực, tầm quan trọng của việc nói chuyện trung thực với cha mẹ và cách giải quyết các tình huống khó khăn mà không cần nói dối.

Theo Vĩnh Ngọc/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/co-nen-lo-lang-khi-con-gai-6-tuoi-luon-noi-doi-20230320111022037.htm

  • Từ khóa

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
330 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
439 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
477 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
525 lượt xem

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
1,048 lượt xem