11
/
133778
Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới
chu-tich-nuoc-thu-tuong-du-le-khai-giang-nam-hoc-moi
news

Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới

Thứ 2, 05/09/2022 | 10:24:00
3,323 lượt xem

Sáng nay 5-9, khoảng 23 triệu học sinh cả nước dự lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 trực tiếp tại trường sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Sáng 5-9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học 2022-2023 của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). 

Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - Ảnh: TTXVN

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, năm nay, các địa phương đồng loạt khai giảng trực tiếp vào sáng 5-9. Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các nhà trường lên kế hoạch lễ khai giảng gọn nhẹ, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi cho học sinh.

Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới - Ảnh 3.

Học sinh trưởng Đoàn Thị Điểm, Hà Nội háo hức bước vào năm học mới

Trong thông điệp gửi toàn ngành nhân dịp năm học mới 2022-2023, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT  Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh một năm học mới đã bắt đầu trong tình hình mới, dịch bệnh đã được kiểm soát. 

Tuy nhiên, những việc ngành giáo dục phải làm phía trước vẫn còn đầy thách thức. Thách thức của việc khắc phục hậu quả rất nặng nề của dịch bệnh để lại. Thách thức của việc đổi mới giáo dục phổ thông. Thách thức của việc nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục đại học. Thách thức của việc phổ cập. Thách thức của việc đưa trẻ đến trường trên phạm vi cả nước. Thách thức của sự vượt lên chính mình để khẳng định chất lượng giáo dục và đào tạo và tăng cường, tạo dựng thêm niềm tin về phía xã hội vẫn luôn là thách thức rất lớn đối với toàn ngành.

"Rất là mong toàn thể lực lượng giáo viên ra sức cố gắng, phấn đấu hoàn thiện bản thân và đổi mới sáng tạo để hoàn thành thật tốt công cuộc đổi mới. Cũng mong toàn thể học sinh hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ học tập, tu dưỡng để đạt đến các mục tiêu trở thành công dân tốt, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Và rất mong các qúy vị phụ huynh hết sức chia sẻ với những khó khăn của của ngành giáo dục để có sự đồng hành, hỗ trợ đối với ngành mang đến kết quả giáo dục tốt nhất, góp phần phát triển đất nước trong tương lai"- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.

Với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo", năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới - Ảnh 4.

Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông

Năm học 2022-2023, theo lộ trình đổi mới, chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu triển khai đối với các khối lớp 3, 7 và 10.

Với chương trình lớp 3 mới, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Ngoại ngữ 1, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm.

Số tiết học Tiếng Việt trong năm là 245, trung bình 7 tiết mỗi tuần; Toán 175 tiết, mỗi tuần 5 tiết. So với chương trình hiện hành, thời lượng Toán không thay đổi, còn Tiếng Việt giảm 1 tiết/tuần.

Với lớp 7, chương trình giáo dục phổ thông mới không còn hai môn Sinh học, Vật lý mà thay bằng Khoa học tự nhiên. Các môn Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc và Mỹ thuật cũng được tích hợp lại. Tuy nhiên, số tiết và nội dung vẫn giữ nguyên thời lượng như chương trình hiện hành. Chương trình mới cho phép học sinh lớp 7 tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số hoặc Ngoại ngữ 2.

Đặc biệt, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai chương trình mới ở cấp THPT, với lớp 10. Học sinh không phải học 17 môn bắt buộc như hiện nay mà sẽ học 8 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.

Học sinh cũng chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn gồm: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc và Mỹ thuật.

Để chuẩn bị cho lễ khai giảng, nhiều địa phương, các trường đã hoàn thiện cơ sở vật chất, kịp thời bổ sung đội ngũ giáo viên để chuẩn bị đón năm học mới.

Thanh Hóa: Nỗ lực vượt khó khăn

Cùng với hàng triệu học sinh cả nước đón chào ngày hội "Toàn dân đưa trẻ đến trường", sáng ngày 5-9, tại Thanh Hóa, gần 915.000 học sinh từ mầm mon tới THPT bước vào ngày khai giảng năm học mới 2022-2023.

Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới - Ảnh 5.

Lãnh đạo TP Thanh Hóa thừa ủy quyền của Chủ tịch nước đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trường tiểu học Minh Khai 1

Để chuẩn bị cho năm học mới, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo ngành giáo dục trong tỉnh chuẩn bị cơ sở vật chất trường lớp sạch sẽ, khang trang, tổ chức khai giảng vui tươi, an toàn, tiết kiệm.

Ghi nhận tại TP Thanh Hóa, ngay từ sáng sớm, các trường học được trang hoàng sạch sẽ, học sinh trong tà áo trắng tinh khôi đến trường từ rất sớm để dự lễ khai giảng.

Nhân lễ khai giảng, nhiều trường tại tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đón nhận Huân chương Lao động của Chủ tịch nước và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Trường Tiểu học Minh Khai 1 (phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa) đón Huân chương Lao động hạng Nhì; Trường THCS Minh Khai, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đón cờ thi đua của Chính phủ; Trường Tiểu học Việt Kid đón Bằng khen của Thủ tướng….

Chủ đề năm học 2022-2023 mà Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đề ra là: "Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo", kèm với đó là 11 nhóm nhiệm vụ.

Trong chủ đề năm học, vấn đề "nỗ lực vượt khó khăn" được Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa chọn đặt lên hàng đầu, xem là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới - Ảnh 6.


Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới - Ảnh 7.


Chủ tịch nước, Thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới - Ảnh 8.

Theo Yến Anh - Tuấn Minh/Người lao động

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/23-trieu-hoc-sinh-ca-nuoc-khai-giang-nam-hoc-moi-2022-2023-20220905074606967.htm 

  • Từ khóa

Tuyển sinh đại học năm 2025: Nhiều thay đổi quan trọng

Thí sinh được xét tuyển công bằng theo các phương thức xét tuyển, được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất
09:31 - 23/11/2024
719 lượt xem

Từ năm 2026, Kỳ thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có môn Công nghệ

Từ năm 2026, dự kiến Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
08:26 - 23/11/2024
752 lượt xem

New Zealand tiếp tục nới quyền làm việc, Úc có thể hủy áp trần tuyển sinh

Hai quốc đảo cạnh nhau là New Zealand và Úc có một số cập nhật mới về chính sách theo hướng ưu đãi và ưu tiên du học sinh trong thời gian tới.
15:31 - 22/11/2024
1,196 lượt xem

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với ngành Giáo dục.
14:55 - 22/11/2024
1,193 lượt xem

Cần quản lý tốt hoạt động dạy thêm, nên buộc đóng thuế

Về chủ trương không cấm dạy thêm vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, nhiều bạn đọc có ý kiến phản hồi.
10:11 - 22/11/2024
1,310 lượt xem