11
/
130136
Quốc hội yêu cầu kiểm soát chặt việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa
quoc-hoi-yeu-cau-kiem-soat-chat-viec-bien-soan-xuat-ban-sach-giao-khoa
news

Quốc hội yêu cầu kiểm soát chặt việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa

Thứ 2, 27/06/2022 | 14:53:47
3,012 lượt xem

Quốc hội yêu cầu thiết kế môn lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý.

Nghị quyết kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV yêu cầu Chính phủ tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học; triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai chương trình này.

Quốc hội yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học lịch sử; nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn lịch sử trong chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Quốc hội yêu cầu kiểm soát chặt việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa - 1

Quốc hội còn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa.

Bên cạnh đó, Quốc hội còn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa. Bổ sung sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá. Trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

Quốc hội yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí.

Trước đó, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cho rằng, lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh THPT (từ 15 đến 17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người.

Xét về khoa học giáo dục, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh THPT là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam.

Từ những phân tích trên, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục cho rằng, môn lịch sử có vị trí đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh cần được trang bị khối lượng kiến thức này, vì vậy cần tiếp thu ý kiến đông đảo của cử tri, các tầng lớp nhân dân theo hướng quy định môn lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 với khối lượng kiến thức phù hợp.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn học lịch sử là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học cơ sở) và là môn lựa chọn trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (trung học phổ thông), được thiết kế theo hướng chuyên sâu.

Ở cấp trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12), ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được chọn 5 môn học tự chọn từ 3 nhóm môn (Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hóa học, Sinh học; Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật). Trong đó, mỗi nhóm chọn ít nhất một môn học và các chuyên đề học tập lựa chọn. 

Khi môn lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn, sẽ có 3 khả năng xảy ra.

- Nếu học sinh lựa chọn học môn lịch sử: Học tổng thời lượng 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006). 

- Nếu học sinh lựa chọn học môn lịch sử và lựa chọn chuyên đề học tập là môn lịch sử: Học tổng thời lượng 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).

- Nếu học sinh không lựa chọn học môn lịch sử: Không học thêm tiết nào. Kiến thức phổ thông dừng lại ở chương trình tiểu học, trung học cơ sở và tích hợp ở một số môn học khác. Thời lượng học ít hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/xa-hoi/quoc-hoi-yeu-cau-kiem-soat-chat-viec-bien-soan-xuat-ban-sach-giao-khoa-20220627133954101.htm

  • Từ khóa

Tuyển sinh đại học năm 2025: Nhiều thay đổi quan trọng

Thí sinh được xét tuyển công bằng theo các phương thức xét tuyển, được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất
09:31 - 23/11/2024
891 lượt xem

Từ năm 2026, Kỳ thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có môn Công nghệ

Từ năm 2026, dự kiến Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
08:26 - 23/11/2024
917 lượt xem

New Zealand tiếp tục nới quyền làm việc, Úc có thể hủy áp trần tuyển sinh

Hai quốc đảo cạnh nhau là New Zealand và Úc có một số cập nhật mới về chính sách theo hướng ưu đãi và ưu tiên du học sinh trong thời gian tới.
15:31 - 22/11/2024
1,371 lượt xem

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với ngành Giáo dục.
14:55 - 22/11/2024
1,355 lượt xem

Cần quản lý tốt hoạt động dạy thêm, nên buộc đóng thuế

Về chủ trương không cấm dạy thêm vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, nhiều bạn đọc có ý kiến phản hồi.
10:11 - 22/11/2024
1,478 lượt xem