11
/
123086
Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài?
tre-ton-hai-the-nao-khi-hoc-truc-tuyen-keo-dai
news

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài?

Thứ 2, 17/01/2022 | 09:20:46
2,813 lượt xem

Bên cạnh những lợi ích như giúp các em thoải mái thời gian hơn trước khi vào lớp hay môi trường học tập không gò bó, việc học trực tuyến về lâu dài trong mùa dịch sẽ gây tổn hại không nhỏ cho con trẻ.

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài?

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 1Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 2Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 3

Việc tiếp xúc khoảng cách gần với màn hình điện tử trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về mắt, như "khô mắt" hay "nháy mắt liên tục" (Ảnh: Kentucky Counselling Center).

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 4

Theo chuyên gia nhãn khoa G.Hanumantha Rao tại Visakhapatham (Ấn Độ), việc tiếp xúc khoảng cách gần với màn hình điện tử trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về mắt, như "khô mắt" hay "nháy mắt liên tục". Vì vậy, phụ huynh cần giữ khoảng cách cho trẻ khi tiếp xúc với màn hình, đồng thời nên cho trẻ sử dụng máy tính để bàn hoặc laptop có màn hình lớn, thay vì điện thoại hay iPad, để đỡ hại mắt.

Bên cạnh đó, bác sĩ Ramachandra Rao tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương Ấn Độ cho biết: "Sử dụng tai nghe trong thời gian kéo dài có thể khiến trẻ bị mắc các chứng như ù tai, thậm chí nghiêm trọng hơn là bị điếc. Vấn đề phụ thuộc vào cường độ của âm thanh và thời gian trẻ sử dụng tai nghe".

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 5

Môi trường học tập tại nhà hoàn toàn không thể trang bị đầy đủ những nội thất tối ưu cho quá trình học tập của trẻ. Việc nằm học trên giường hay ghế sofa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau lưng dưới và đau cơ xơ hóa ở trẻ.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị giảm khối lượng cơ trong cơ thể, thay vào đó là mỡ thừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển. Việc thừa cân, béo phì lại khiến trẻ càng ít chơi thể thao, trong khi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vận động nhiều giúp trẻ nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho 30-40 năm tiếp theo của cuộc đời.

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 6

Việc học online tại nhà khiến học sinh ít có cơ hội hoạt động thể chất ngoài trời. Bên cạnh đó, nhiều gia đình luôn "bày sẵn" đồ ăn nhanh tại nhà tại nhà để phục vụ việc học trực tuyến của các em. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tình tỷ lệ thừa cân, béo phì đang gia tăng ở trẻ em.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị giảm khối lượng cơ trong cơ thể, thay vào đó là mỡ thừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển. Việc thừa cân, béo phì lại khiến trẻ càng ít chơi thể thao, trong khi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vận động nhiều giúp trẻ nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho 30-40 năm tiếp theo của cuộc đời.

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 7

Việc học trực tuyến dẫn đến tình trạng nhiều trẻ chỉ ngồi yên trong nhà, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt canxi, vitamin D, đi kèm với những biểu hiện như chuột rút, căng cơ hay thậm chí là rách cơ khi trẻ gặp những chấn thương nhỏ.

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 8

"Zoom Fatigue" là thuật ngữ mới trong thời gian đại dịch, để chỉ cảm giác mệt mỏi, kiệt quệ về tinh thần khi phải tham gia quá nhiều lớp học hay cuộc họp trực tuyến (Ảnh: India Today).

"Zoom Fatigue" - cảm giác mệt mỏi, kiệt quệ

"Zoom Fatigue" là thuật ngữ mới trong thời gian đại dịch, để chỉ cảm giác mệt mỏi, kiệt quệ về tinh thần khi phải tham gia quá nhiều lớp học hay cuộc họp trực tuyến. Đây không phải một thuật ngữ y khoa, nhưng không thể phủ nhận sự xuất hiện của tình trạng này hiện nay. Việc học trực tuyến khiến trẻ phải tiếp thu một khối lượng thông tin khổng lồ qua màn hình trong một thời gian dài là nguyên nhân gây ra hiện tượng mệt mỏi, chán nản.

Bị cô lập xã hội

Trường học không chỉ là nơi để trẻ em học tập mà còn là ngôi nhà thứ hai giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ và chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi các em được tương tác trực tiếp. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch diễn ra, việc học online khiến trẻ thiếu đi tương tác với bạn bè, thầy cô, từ đó trải qua cảm giác bị cô lập xã hội. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ, được biểu hiện qua những cảm giác như cô đơn, chán nản.

Gia tăng tình trạng mất tập trung và căng thẳng, lo âu ở trẻ

Khi còn đi học trực tiếp, trẻ em được học tập và sinh hoạt theo thời gian biểu nhất định như thời gian thức dậy, đi học, làm bài về nhà hay tham gia các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm đảo lộn mọi thứ. Việc thời gian biểu bị đảo lộn cộng thêm những yếu tố gây xao nhãng khi học tại nhà khiến trẻ không thể tập trung với việc học của mình. Hậu quả là trẻ sẽ có thói quen trì hoãn và không hoàn thành bài tập, dẫn đến áp lực, căng thẳng cho cả trẻ em và các bậc phụ huynh.

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 9Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 10

Trẻ em ngày càng có nguy cơ trở thành nạn nhân của lợi dụng hay bạo lực tình dục khi học online (Ảnh: Wordreader).

Học online khiến trẻ phải sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn, vô hình trung khiến các em có nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với mạng xã hội và các diễn đàn trên mạng. Điều này sẽ làm nảy sinh nguy cơ trẻ nhỏ bị ảnh hưởng bởi các thông tin tràn lan, không được kiểm duyệt, hay các mối quan hệ độc hại. Dưới đây là một số hiểm họa mà trẻ có thể gặp phải do quá trình học trực tuyến gián tiếp gây ra:

Các mối quan hệ độc hại

Trẻ em ngày càng có nguy cơ trở thành nạn nhân của lợi dụng hay bạo lực tình dục. Bên cạnh đó, các em cũng là đối tượng bị nhắm đến bởi các tổ chức cực đoan. Vì vậy, nhà trường và gia đình cần phối hợp đưa ra biện pháp để tận dụng lợi thế của các kênh giao tiếp online trong thời đại dịch, giúp kiểm soát các mối quan hệ và các cuộc trò chuyện của con em mình.

Hành vi không đúng đắn

Cả người lớn và trẻ em đều có thể trở thành thủ phạm của hành vi bắt nạt trên mạng. Xu hướng này sẽ ngày càng tăng khi trẻ phải học trực tuyến tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Đồng thời, các em cũng có nguy cơ chia sẻ và sử dụng hình ảnh của người khác một cách không phù hợp.

Bị đánh cắp thông tin

Với một vài nền tảng, học sinh cần điền thông tin cá nhân để đăng ký. Tuy nhiên, các hình ảnh và thông tin mà các em cung cấp có thể bị đem bán hoặc sử dụng sai mục đích.

Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 11Trẻ tổn hại thế nào khi học trực tuyến kéo dài? - 12

Môi trường học lí tưởng là nơi tránh xa được những yếu tố gây xao nhãng, và có đủ ánh sáng (Ảnh: La Jolla Learning Works).

Rèn luyện cho con những thói quen tốt để cải thiện sức khỏe

Việc học trực tuyến đã đảo lộn giờ giấc sinh hoạt của con trẻ. Vì vậy, để mọi thứ đi vào đúng quỹ đạo, cha mẹ cần rèn luyện cho con thói quen ngủ đủ giấc để tăng khả năng tập trung và đảm bảo năng lượng cho ngày học tiếp theo. Đồng thời, giới hạn thời gian tiếp xúc với màn hình của trẻ trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại hay màn hình máy tính sẽ gây giảm khả năng tiết ra hóc môn melatonin - hóc môn giúp điều hòa chu kỳ ngủ của cơ thể.

Bên cạnh đó, xây dựng môi trường học thoải mái cho con cũng là điều cần thiết để giúp con tập trung tốt hơn và đạt hiệu quả tốt nhất khi học. Môi trường học lý tưởng là nơi tránh xa được những yếu tố gây xao nhãng, và có đủ ánh sáng. Đồng thời, để giúp cho trẻ tránh được các bệnh như gù lưng hay đau cơ, cha mẹ cần đảm bảo bàn và ghế của các em có độ cao phù hợp.

Cuối cùng, hãy rèn luyện cho trẻ thói quen ăn tập thể dục, ăn uống lành mạnh và uống đủ nước. Chuẩn bị cho con những bữa ăn nhẹ với hoa quả hay vài chiếc bánh quy vào trước buổi học thay vì đồ ăn nhanh sẽ giúp các em cải thiện được tình trạng thừa cân trong thời gian học trực tuyến. Cha mẹ cũng cần lưu ý nhắc nhở trẻ uống đủ nước, đặc biệt là khi thời tiết khô, lạnh.

Cổ vũ và đồng hành cùng con

Học online là một hành trình vô cùng khác biệt và nhiều thử thách. Vì vậy, trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy lo lắng xen lẫn bất an khi diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp. Cha mẹ có thể thấy con mình bị khủng hoảng với những kỹ năng con đã từng làm rất tốt như quản trị thời gian hay lập ra thói quen học tập. Đồng thời, kết quả học tập của con có thể giảm sút so với trước đây, khiến con bị mất tự tin. Vì vậy, hãy cổ vũ và đồng hành cùng con trong khoảng thời gian khó khăn này.

Lập danh sách những việc cần làm sẽ giúp con có được cảm giác phấn chấn khi hoàn thành chúng. Thêm vào đó, phụ huynh cũng cần nhắc nhở con nghỉ ngơi để nạp năng lượng sau những buổi học dài và căng thẳng.

Giúp con bảo vệ bản thân và hành xử đúng đắn khi online

Để giúp con có thói quen ứng xử lành mạnh hơn và có kỹ năng bảo vệ bản thân trước các mối quan hệ độc hại trong thời gian học tại nhà, cha mẹ cần nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với trẻ về những rủi ro mà con có thể gặp phải. Đồng thời, hãy nhắc nhở con luôn biết đặt bản thân mình vào người khác để không trở thành thủ phạm của tệ nạn bắt nạt trên mạng.

Nếu cần thiết, cha mẹ có thể hạn chế sự truy cập của con vào các trang có nội dung không lành mạnh bằng cách thiết lập cài đặt trên điện thoại hoặc máy tính. Điều này sẽ giúp phụ huynh kiểm soát được hành vi của con và để phòng những rủi ro không đáng có.

Theo Nguyễn Lê Hải Hà/Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/tre-ton-hai-the-nao-khi-hoc-truc-tuyen-keo-dai-20220114112348428.htm

  • Từ khóa

Tuyển sinh đại học năm 2025: Nhiều thay đổi quan trọng

Thí sinh được xét tuyển công bằng theo các phương thức xét tuyển, được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất
09:31 - 23/11/2024
547 lượt xem

Từ năm 2026, Kỳ thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có môn Công nghệ

Từ năm 2026, dự kiến Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
08:26 - 23/11/2024
585 lượt xem

New Zealand tiếp tục nới quyền làm việc, Úc có thể hủy áp trần tuyển sinh

Hai quốc đảo cạnh nhau là New Zealand và Úc có một số cập nhật mới về chính sách theo hướng ưu đãi và ưu tiên du học sinh trong thời gian tới.
15:31 - 22/11/2024
1,024 lượt xem

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với ngành Giáo dục.
14:55 - 22/11/2024
1,021 lượt xem

Cần quản lý tốt hoạt động dạy thêm, nên buộc đóng thuế

Về chủ trương không cấm dạy thêm vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, nhiều bạn đọc có ý kiến phản hồi.
10:11 - 22/11/2024
1,129 lượt xem