11
/
116801
Vụ đuổi sinh viên khỏi lớp online: Giảng viên nhận sai sót và xin lỗi
vu-duoi-sinh-vien-khoi-lop-online-giang-vien-nhan-sai-sot-va-xin-loi
news

Vụ đuổi sinh viên khỏi lớp online: Giảng viên nhận sai sót và xin lỗi

Thứ 2, 20/09/2021 | 06:40:58
780 lượt xem

Chiều 19/9, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tiếp tục thông tin về việc giảng viên đuổi SV ra khỏi lớp online vì nhờ thầy giảng lại bài do nghe không rõ. Giảng viên này đã nhận sai sót và xin lỗi.

Trước đó, trong hai ngày 17 - 18/9, Phòng Thanh tra giáo dục và khoa quản lý của trường đã làm việc với giảng viên liên quan trong video clip để xác minh, tìm hiểu sự việc.

Ngày 18/9, PGS. TS Nguyễn Trường Thịnh, Phụ trách trường cũng đã làm việc với giảng viên để nắm thông tin và nghe giải trình.

Vụ đuổi sinh viên khỏi lớp online: Giảng viên nhận sai sót và xin lỗi - 1

Phản hồi của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trong chiều tối 19/9.

Sáng nay (19/9), Phòng Thanh tra giáo dục và khoa quản lý đã tổ chức gặp gỡ giữa Phòng, Khoa Điện - Điện tử với sinh viên lớp để ghi nhận thông tin, lắng nghe ý kiến, tâm tư của người học.

Và giảng viên cũng đã gặp gỡ lớp, lắng nghe những đóng góp, chia sẻ của sinh viên. "Từ đó, giảng viên thừa nhận sai sót về việc sử dụng ngôn từ chưa phù hợp và phương pháp khá cứng rắn trong lớp học", trong phản hồi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nêu rõ.

Vị giảng viên này đã có lời xin lỗi đến sinh viên, những người xem clip về việc sử dụng ngôn từ chưa phù hợp và hứa sử dụng phương pháp mềm dẻo hơn trong việc giảng dạy. Đồng thời, cũng bày tỏ sự đáng tiếc vì sự việc gây ảnh hưởng đến mọi người.

Bên cạnh đó, các sinh viên lớp cũng có nhiều chia sẻ cùng giảng viên về việc cố gắng gìn giữ tâm huyết và hứa tập trung hơn trong giờ học.

Phòng Thanh tra giáo dục và khoa quản lý sẽ chuyển những đóng góp trong các buổi họp đến lãnh đạo nhà trường để có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trực tuyến.

Vụ đuổi sinh viên khỏi lớp online: Giảng viên nhận sai sót và xin lỗi - 2

Lớp học trực tuyến xảy ra vụ việc (ảnh từ clip)

Được biết, lãnh đạo trường và các bộ phận liên quan sẽ có buổi họp về sự vụ vào sáng mai  (20/9) để có thông tin chính thức về vụ việc này.

Như Dân trí đã đưa tin, vụ việc bắt đầu vào 17/9, trên mạng xã hội đã lan truyền một đoạn clip dài 5 phút ghi lại một lớp học online trong đó một giảng viên "đuổi" một sinh viên ra khỏi lớp sau khi người này nhờ thầy giảng lại vì mưa to quá không nghe rõ.

Ngoài ra, giảng viên này còn có những lời nói gây bức xúc như "bóp cổ anh chết", yêu cầu từng sinh viên trong lớp mở webcam và nói câu: "Tôi tên là Nguyễn Văn A gì đó, có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường".

Dưới phần bình luận nhiều bạn sinh viên cho rằng đây người thầy tên L.M.T. là giảng viên của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Sau đó, đại diện Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã xác nhận sự việc trên xảy ra trong một lớp học trực tuyến khoa Điện - điện tử của trường. Thông tin ban đầu, mục đích ban đầu của giảng viên là nhắc nhở sinh viên học tập trung hơn, nhưng do không kiềm chế được cảm xúc nên lớn tiếng với sinh viên, nhận thấy không phù hợp. Giảng viên sau đó đã cho sinh viên vào lớp tiếp tục học.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/vu-duoi-sinh-vien-khoi-lop-online-giang-vien-nhan-sai-sot-va-xin-loi-20210919184409432.htm

  • Từ khóa

Bài học giá trị cho thế hệ trẻ

Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện...
16:26 - 07/05/2024
24 lượt xem

Thất nghiệp sau đại học gây nhức nhối tại Ấn Độ

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao.
14:18 - 07/05/2024
67 lượt xem

Hàng triệu học sinh nghỉ học vì nắng nóng

Nắng nóng đang diễn ra diện rộng ở châu Á và Bắc Phi khiến nhiều trường học phải đóng cửa, gây gián đoạn việc học của hàng triệu học sinh.
11:40 - 07/05/2024
147 lượt xem

70 năm tự hào vượt khó, tạo 'đột phá'

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) trong cảnh tối tăm, nghèo nàn và lạc hậu. Đâu đâu cũng thấy mù chữ, thất học.
08:51 - 07/05/2024
190 lượt xem

Vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT 4 năm qua cao?

Từ năm 2020 - 2023, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo luật Giáo dục 2019. Trong hai năm đầu, việc tổ chức thi gặp khó khăn rất lớn, thế giới và VN trải qua...
07:30 - 07/05/2024
223 lượt xem