190
/
95383
Hiểm họa Covid-19 với bệnh nhân chạy thận
hiem-hoa-covid-19-voi-benh-nhan-chay-than
news

Hiểm họa Covid-19 với bệnh nhân chạy thận

Thứ 3, 04/08/2020 | 14:47:51
328 lượt xem

Bệnh nhân lọc máu chu kỳ sống tại nhà, nhưng lại có 16 giờ mỗi tuần ở bệnh viện để lọc máu chạy thận, nên nguy cơ cao lây nhiễm nCoV.

Bác sĩ Trần Hồng Xinh, khoa Nội thận và Lọc máu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết bốn trong số 8 ca Covid-19 tử vong là bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối, lọc máu chu kỳ. Hai bệnh nhân thứ 7 và 8 qua đời sáng nay cũng có bệnh nền là suy thận mạn. Nhiều bệnh nhân khác mới được ghi nhận liên quan đến khoa Nội thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng.

"Tình hình ở Đà Nẵng khiến mối lo đảm bảo an toàn cho hơn 120 bệnh nhân thận tại khoa Nội thận và Lọc máu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là rất lớn", bác sĩ Xinh nói.

Nhiều khuyến cáo, báo cáo từ Hội Thận học Quốc tế, Hội Thận học Mỹ, trung tâm lọc máu lớn tại Vũ Hán, Italy, Bồ Đào Nha về tình hình mắc Covid-19 và diễn biến trên nhóm bệnh nhân này.

Theo đó, bệnh nhân lọc máu chu kỳ được xếp vào nhóm có sức đề kháng kém, nguy cơ nhiễm nCoV cao bởi đa số là người cao tuổi, kèm nhiều bệnh nền cùng lúc như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim. Một số người từng dùng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài để điều trị bệnh thận.

Bệnh nhân lọc máu chu kỳ có nhiều thời gian sinh sống trong cộng đồng ngoài sự kiểm soát của bệnh viện và tiếp xúc với nhiều nguồn dịch tễ khác nhau. Song họ lại có 4 đến 16 giờ mỗi tuần tiếp xúc với nhân viên y tế và bệnh nhân khác trong bệnh viện.

"Nguy cơ họ bị nhiễm nCoV cũng như khả năng lây lan cho người trong bệnh viện là rất cao", bác sĩ Xinh nhận định.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện 108. Ảnh: Mai Hằng.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện 108. Ảnh: Mai Hằng.

Theo bác sĩ Xinh, đơn vị dịch vụ lọc máu cần áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm nCoV cho người chạy thận. Nhận biết sớm và cách ly các bệnh nhân có triệu chứng về hô hấp bằng cách khai báo y tế trước khi vào đơn vị lọc máu. Khi có các triệu chứng ho, sốt, họ cần được lọc máu ở khu vực riêng và yêu cầu sử dụng khẩu trang trong suốt thời gian lọc máu.

Trang bị cho bệnh nhân các kiến thức về vệ sinh tay, giữ vệ sinh đường hô hấp và đeo khẩu trang đúng cách. Vệ sinh bề mặt ghế lọc máu và bàn làm việc của nhân viên y tế trong phạm vi gần khu vực lọc máu. Đảm bảo các bệnh nhân giữ đúng khoảng cách tối thiểu 2 m ở cả khu vực chờ và khu vực lọc máu.

Bệnh viện cũng phải đảm bảo phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế. Khi có bệnh nhân nghi nhiễm hoặc nhiễm, cách ly ngay đồng thời thông báo cho các nhân viên y tế biết. Sử dụng phương tiện phòng hộ như khẩu trang chuyên dụng, kính chống giọt bắn, quần áo bảo hộ. Tăng cường khử trùng bề mặt tiếp xúc của máy thận, ghế và các vật dụng xung quanh bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ, cần ăn uống, vệ sinh khoa học, bổ sung vitamin và vận động thể chất phù hợp để nâng cao sức đề kháng. Tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế về giữ vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m. Khai báo y tế trung thực, khi có các triệu chứng ho, sốt hoặc vấn đề sức khỏe khác cần gọi điện cho đơn vị lọc máu trước khi đến.

Theo Lê Nga/ Vnexpress

https://vnexpress.net/hiem-hoa-covid-19-voi-benh-nhan-chay-than-4140928.html

  • Từ khóa

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
40 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
128 lượt xem

WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số...
08:17 - 26/04/2024
157 lượt xem

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng...
16:31 - 25/04/2024
551 lượt xem

Uống rượu, hút thuốc xong chớ dại ăn bưởi kẻo hại sức khỏe

Nhiều người thường ăn bưởi sau bữa ăn, kể cả có uống rượu bia vì nghĩ loại quả này nhiều nước và vitamin C nên có thể giải rượu. Tuy nhiên, chuyên gia sức...
17:34 - 25/04/2024
561 lượt xem