16
/
91220
Quyết định tử hình Hồ Duy Hải có thể bị xét lại
quyet-dinh-tu-hinh-ho-duy-hai-co-the-bi-xet-lai
news

Quyết định tử hình Hồ Duy Hải có thể bị xét lại

Chủ nhật, 10/05/2020 | 07:03:22
956 lượt xem

Bạn đã bao giờ tỉnh dậy giữa đêm mà mồ hôi đầm đìa dù phòng mát mẻ? Đó là dấu hiệu ban đầu của một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất. Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao đã bác kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải, song nếu quyết định này vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể bị xét lại.

Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán (HĐTP) TAND Tối cao có hiệu lực ngay ngày 8/5 - tức bản án tử hình Hồ Duy Hải (35 tuổi, ngụ Long An) có hiệu lực ngay. Theo tố tụng, đây là phán quyết cuối cùng nhưng không có nghĩa là vụ án kết thúc, nếu gia đình bị án tiếp tục kêu oan.

Theo luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Hồ Duy Hải vẫn có hy vọng vụ án được xem xét lại. Bởi Điều 404 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định, khi có căn cứ xác định quyết định của HĐTP TAND Tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà HĐTP TAND Tối cao không biết khi ra quyết định.

Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSND Tối cao kiến nghị, Chánh án TAND Tối cao đề nghị thì HĐTP TAND Tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, Chánh án TAND Tối cao có trách nhiệm báo cáo HĐTP TAND Tối cao để xem xét lại quyết định của mình. Nếu Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSND Tối cao kiến nghị thì HĐTP TAND Tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị.

Hiện, Hải vẫn có quyền gửi đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước. Nếu được chấp nhận, có thể sẽ được giảm từ án tử hình xuống chung thân.  

Bị cáo Hồ Duy Hải tại phiên tòa phúc thẩm năm 2008. Ảnh: Vũ Mai.

Bị cáo Hồ Duy Hải tại phiên tòa phúc thẩm năm 2009. Ảnh: Vũ Mai.

Cùng quan điểm, luật sư Huỳnh Thanh Thi (Đoàn luật sư TP HCM) cho rằng, vụ án có thể được xem xét lại bằng một Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể là Ủy ban Tư pháp Quốc hội phải đề nghị. "Đây mới là cánh cửa cuối cùng đối với Hồ Duy Hải. Tuy nhiên, xưa nay chưa có tiền lệ. Hy vọng, vụ án này sẽ là trường hợp đặc biệt được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và kiến nghị giải quyết để làm sáng tỏ những khúc mắc", luật sư Thi nói.

Ngoài ra, theo luật sư Đỗ Hải Bình (Đoàn luật sư TP HCM), Hồ Duy Hải vẫn còn cơ hội thoát án tử hình nếu cơ quan chức năng phát hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất, sự thật của vụ án. Ví dụ, có người ra đầu thú, khai nhận là hung thủ thật sự và cung cấp các chứng cứ khách quan để xác định sự thật của vụ án. Hoặc có người thu thập, cung cấp được chứng cứ mới chứng minh Hải không phải là hung thủ. Khi đó vụ án sẽ được giải quyết theo trình tự tái thẩm - quy định tại Điều 398 Bộ Luật tố tụng Hình sự.

Đánh giá việc HĐTP TAND Tối cao bác kháng nghị của VKSND cùng cấp, luật sư Huỳnh Thanh Thi cho biết ông cùng nhiều đồng nghiệp khá bất ngờ và không hài lòng với phán quyết này. Bởi, quá trình giải quyết vụ án có quá nhiều sai phạm và chứng cứ chưa được làm rõ. "Trong vụ án hình sự, yếu tố quan trọng nhất là vật chứng và dấu vân tay. Nhưng hai cơ sở này đều chưa được chứng minh một cách thuyết phục thì không thể kết án tử hình. Đây là một trọng án, nếu HĐTP huỷ án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại sẽ hợp tình và hợp lý hơn", luật sư Thi nói.

Tương tự, luật sư Tùng cho rằng, việc giữ nguyên bản án sơ thẩm, phúc thẩm tuyên phạt Hồ Duy Hải tử hình với hàng loạt những sai phạm đã gián tiếp thừa nhận sai phạm, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự, đặc biệt là vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.

"Quyết định của HĐTP thừa nhận có sai phạm nhưng lại cho rằng không ảnh hưởng đến sự thật vụ án, chẳng khác gì tạo ra tư duy mới cho các cơ quan tố tụng về việc có thể vi phạm các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Đây là tiền lệ xấu trong tố tụng nói chung và tố tụng hình sư nói riêng", ông Tùng nói.

Hội đồng giám đốc thẩm gồm 17 thẩm phán cao cấp do Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa. Ảnh: TTXVN.

Hội đồng giám đốc thẩm gồm 17 thẩm phán cao cấp do Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa. Ảnh: TTXVN.

Liên quan việc HĐTP TAND Tối cao cho rằng "khi quyết định của Chủ tịch nước - bác đơn xin ân giảm án tử hình đối với bị cáo, đang có hiệu lực thì Viện trưởng VKSND Tối cao không có quyền kháng nghị", ông Võ Văn Tài - giảng viên Trường bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát TP HCM (nguyên Viện phó VKSND TP Tây Ninh) không đồng tình, nói: "Điều này là chưa có tiền lệ và luật cũng không quy định rõ".

Ông Tài phân tich, theo Hiến pháp, Luật Tổ chức TAND và Bộ Luật TTHS, tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử đối với tất cả tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam và cấp xem xét cao nhất là HĐTP TAND Tối cao. Cấp này có quyền xét lại tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật trong cả nước. Khi thực hiện nhiệm vụ, các thẩm phán tham gia Hội đồng được độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật với những quyết định của mình. Như vậy, cơ quan chịu trách nhiệm xét xử đúng người, đúng tội là Tòa án, không phải Chủ tịch nước.

Đối với những bị cáo bị tuyên tử hình và bản án đã có hiệu lực pháp luật, thì thủ tục bắt buộc sau đó là Viện trưởng, Chánh án Tối cao phải ra quyết định không kháng nghị vụ án theo trình tự giám đốc hoặc tái thẩm, nhưng Chủ tịch nước thì không bắt buộc trong mọi trường hợp phải có quyết định bác đơn xin ân giảm của bị cáo. Luật thi hành án cũng không bắt buộc phải có quyết định trên của Chủ tịch nước trong hồ sơ thi hành án tử hình.

"Chủ tịch nước quyết định bác hay chấp nhận đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của bị cáo chỉ là một hoạt động mang tính nhân đạo. Quyết định của Chủ tịch nước không phải là sự đảm bảo rằng Tòa án đã xét xử có đúng đắn hay không", ông Tài nêu quan điểm.

Mặt khác, về nguyên tắc, khi nhận thấy có sự sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật, hoặc có vi phạm nghiêm trọng tố tụng mà có lợi cho bị cáo, thì Chánh án hoặc Viện trưởng Tối cao phải có trách nhiệm kháng nghị giám đốc thẩm để xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật. Luật Tố tụng Hình sự cũng không ràng buộc là có quyết định của Chủ tịch nước thì không được kháng nghị.

Hồ Duy Hải bị cáo buộc, tối 13/1/2008 đến Bưu điện Cầu Voi chơi - nơi chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và em họ tên Vân (21 tuổi) làm việc. Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với chị Hồng nhưng không thực hiện được nên sát hại cô và người em. 

TAND tỉnh Long An và Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên phạt bị cáo mức án tử hình. Sau nhiêu năm không được chấp nhận đơn xin giảm án và ân xá bị cáo và gia đình Hải đã đi kêu oan.

Ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao kháng nghị, đề nghị HĐTP TAND Tối cao giám đốc thẩm vụ án theo hướng huỷ cả hai bản án, song không được chấp nhận.

Theo Hải Duyên - Bá Đô/VnExpress

https://vnexpress.net/quyet-dinh-tu-hinh-ho-duy-hai-co-the-bi-xet-lai-4096954.html

  • Từ khóa

Những quy định có hiệu lực từ tháng 5-2024

Xét tặng các danh hiệu, quản lý seri tiền mới in, giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần… là những quy định có hiệu lực từ tháng 5-2024
11:10 - 30/04/2024
284 lượt xem

Trục xuất nhóm người nước ngoài lừa đảo ra khỏi Việt Nam

Công an TP.HCM phối hợp các đơn vị liên quan trục xuất nhóm người nước ngoài lừa đảo khỏi Việt Nam.
20:56 - 29/04/2024
613 lượt xem

Tài xế vi phạm lao thẳng xe vào Trung tá CSGT

Phát hiện xe máy vi phạm tốc độ, Trung tá CSGT ra hiệu lệnh dừng xe nhưng tài xế không chấp hành. Nam tài xế còn lái xe lao thẳng vào người CSGT, khiến...
09:20 - 29/04/2024
866 lượt xem

Phan Quốc Việt dính líu như thế nào với Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn?

Theo kết luận điều tra, Phan Quốc Việt khai đã đưa Công ty Việt Á vào tham gia liên danh với Công ty AIC và chỉ đạo cấp dưới tìm cách xây dựng hồ sơ mời...
17:13 - 28/04/2024
1,266 lượt xem

Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo bản án sơ thẩm

Bà Trương Mỹ Lan xin xem xét lại tội danh mà tòa án cấp sơ thẩm đã buộc tội và mức án tử hình đối với bà.
08:16 - 27/04/2024
2,043 lượt xem