9
/
116749
Chọn sống độc thân: Sự ích kỷ của giới trẻ?
chon-song-doc-than-su-ich-ky-cua-gioi-tre
news

Chọn sống độc thân: Sự ích kỷ của giới trẻ?

Thứ 7, 18/09/2021 | 09:03:15
1,069 lượt xem

"Tôi ổn với cuộc sống độc thân, hưởng thụ cuộc sống bằng tiền mình kiếm ra, không kết hôn để giải phóng bản thân khỏi sự lệ thuộc".

Đó chính là những suy nghĩ chung của rất nhiều bạn trẻ đang có xu hướng sống độc thân. Tuy nhiên, cuộc sống mà họ đang nói là hạnh phúc và viên mãn ấy liệu có tốt, họ đâu biết rằng điều này khiến cho những người làm cha, làm mẹ phải muộn phiền lo âu.

Chọn sống độc thân: Sự ích kỷ của giới trẻ? - 1

Nỗi niềm của cha mẹ khi con sống độc thân

Gia đình có 3 người con, hai con gái lớn đều đã lập gia đình và có con cái, công việc ổn định. Tuy nhiên, điều khiến ông Nguyễn Văn Hồi (65 tuổi, Bắc Giang) lo lắng là cậu con trai đã ngoài 30 vẫn chưa chịu lấy vợ, một mực quyết định sống độc thân.

"Ai đến chơi nhà cũng bắt đầu với câu hỏi: "Tuấn đã lập gia đình chưa và được mấy con, trai hay gái? Hai vợ chồng chỉ biết im lặng rồi cho qua, có con lớn tuổi chưa yên bề gia thất là cha mẹ chưa thể yên lòng. Nếp nghĩ ấy từ bao đời vẫn thế và người ta tin rằng cuộc sống độc thân dù có sung túc thế nào cũng không thể gọi là hạnh phúc được", ông Hồi nghẹn ngào nói.

Theo ông Hồi, người cha mẹ thường không tiếc tiền của đầu tư cho con ăn học để nó thành đạt và có hạnh phúc. Nhưng khái niệm hạnh phúc với họ bao giờ cũng đi liền với cuộc sống gia đình. Thành đạt đến đâu mà sống một mình thì họ vẫn cho là bất hạnh. Họ đều cho rằng, hôn nhân là điều rất cần thiết với đời sống của mỗi con người.

Chọn sống độc thân: Sự ích kỷ của giới trẻ? - 2

Giới trẻ lạc quan với cuộc sống độc thân, bất kể kiếp này bạn có kết hôn hay không, bất kể bạn sống một cuộc sống ra sao, chỉ cần bạn có một tâm hồn tích cực, những tình bạn tuyệt vời, bạn vẫn sẽ có thể hạnh phúc và vui vẻ, hòa hợp với chính mình. (Ảnh: Hoàng Minh)

Bà Đồng Thị Văn (57 tuổi, Cầu Giấy) cũng cảm thấy rất lo vì con trai của mình trông khôi ngô tuấn tú, nhưng đã 30 tuổi rồi vẫn chưa dẫn được cô nào về nhà. Phần vì con trai của mình vẫn mải mê theo đuổi sự nghiệp, chẳng hề đoái hoài đến phụ nữ, cũng không quan tâm cuộc sống của mình sau khi tan làm ra sao.

Người mẹ này luôn nhắc nhở con trai rằng: "Không ai có thể sống một mình, con bắt buộc phải kết hôn. Trên đời này không có một ai là không mong bản thân sẽ tìm được một người bạn có thể đồng hành cùng mình đến hết một đời. Cuộc đời này được thiết kế để dành cho 2 người. Nếu sống một mình con sẽ không thể tận hưởng được trọn vẹn hương vị của cuộc sống này. Ai cũng cần một người nào đó ở bên cạnh, cho dù người đó có mạnh mẽ, tự lập đến thế nào. Có người sẵn sàng "điên" cùng con, cười cùng con, khóc cùng con, điều này chẳng quan trọng và vui hơn là một cuộc sống độc thân hay sao?".

Đã đi được một nửa của cuộc đời, chẳng biết có theo được từng bước chân con đến hết cuộc đời hay không. Bà Văn trăn trở: "Những khi tâm trạng con tốt, con có thể cho rằng mình ở vậy một mình hoài cũng được, không vấn đề gì cả. Nhưng khi trên vai con là trách nhiệm, là áp lực, là bức xúc dồn nén, con sẽ thấy mình thèm khát một bờ vai để tựa vào như thế nào. Dù bề ngoài mình cứng cỏi đến mấy, những lúc chân kề sát ranh giới của thất bại, chắc chắn sẽ cần một người có thể ủi an vỗ về, lúc đó một người bạn đời sẽ giúp cho con vượt qua tất cả những khó khăn đó".

Hôn nhân gia đình mới là giá trị "vĩnh viễn"

Theo Th.s Võ Minh Thành (Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM), định hướng giá trị của mỗi bạn trẻ chọn cách sống độc thân rất ngại kết hôn, ngại yêu. Tuy nhiên, chỉ có hôn nhân gia đình mới là giá trị vĩnh viễn của đời người.

Th.s Minh Thành cho rằng: "Đây là một xu hướng của giới trẻ, chúng ta không nhận định là đúng hay sai. Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ phân tích sự phát triển lâu dài của xã hội thì có những hệ lụy sẽ xảy ra. Dễ thấy nhất là ở Nhật Bản, đất nước có cơ cấu dân số già, hệ lụy của việc ngại yêu và ngại kết hôn, sống độc thân của giới trẻ.

Một khảo sát trên 7.000 thanh niên Nhật độ tuổi từ 20-30 cho thấy có 40% số người độc thân không chủ động tìm kiếm quan hệ. Họ nghĩ yêu đương rất phiền toái, việc đắm mình trong các thú vui của bản thân đáng được ưu tiên hơn nhiều.

Điều này sẽ làm mất cân bằng cơ cấu lao động trong xã hội. Con người khi yêu thương chính mình thái quá, dễ mất cân bằng trong cuộc sống; cái tôi phát triển quá mạnh dẫn đến những ứng xử thiếu tính tương tác; con người lệ thuộc vào các phương tiện ảo và dần đánh rơi các giá trị thật".

Lời khuyên cho các bạn trẻ được Th.s Võ Minh Thành nhắc tới: "Hãy tích cực trải nghiệm, tiếp tục khám phá những giá trị tốt đẹp của mình và mọi người trong cộng đồng. Đừng bao giờ nhìn nhận một phần của vấn đề, những tiêu cực của xã hội mà đánh đồng tất cả, sự chân thành, chia sẻ và yêu thương lúc nào cũng được đền đáp xứng đáng. Những gì xuất phát từ trái tim thì chắc chắn sẽ đến được từ trái tim của mỗi người. Phải suy nghĩ thật kỹ về giá trị đích thực cuối cùng mà đời hướng đến là thứ quan trọng nhất".

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy (Trung tâm đào tạo kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt) cho hay: "Vợ chồng khi ở bên nhau, có thể tạo ra nguồn sức mạnh to lớn để cùng nhau vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. Khi sự nồng nhiệt những ngày đầu mới yêu thuyên giảm, khi tình yêu dần dần chuyển thành tình thân, vợ chồng có thể trở thành những người chiến hữu, những người đồng đội thân thiết nhất của nhau. Và khi đến giai đoạn này, không một khó khăn nào có thể cản nổi bước tiến của họ.

Khi một người xuất hiện trên thế giới này, ông trời mới ban cho họ một nửa niềm vui. Để có được niềm vui hoàn hảo, nhiệm vụ cả đời của họ là phải tìm kiếm cho mình một nửa còn lại".

Trong nghiên cứu của TS Tống Thùy Linh Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)  đã công bố, tỷ lệ "gia đình một người" ở thành thị có xu hướng cao hơn khu vực nông thôn và tốc độ gia tăng đạt khoảng 3% trong 10 năm qua. Sự tăng trưởng loại hình gia đình như trên chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi trong xu hướng kết hôn, lựa chọn lối sống độc thân và sự gia tăng người cao tuổi sống đơn thân.

Theo Văn Hiền/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/chon-song-doc-than-su-ich-ky-cua-gioi-tre-20210918090203692.htm

  • Từ khóa

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 280.000 thiếu niên độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, WHO cung cấp 'bức tranh đáng lo ngại' về việc sử dụng...
16:41 - 25/04/2024
377 lượt xem

Khủng hoảng tuổi trung niên: Hãy đón nhận cơ hội cuộc đời này để sang trang!

Nếu tất cả chúng ta đều sống mạnh khỏe và minh mẫn đến 80 tuổi thì 40 tuổi báo hiệu rằng ta đã đi được một nửa đường đời: tuổi trẻ đang qua, tuổi già ngấp...
16:40 - 25/04/2024
356 lượt xem

Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?

Nhiều người trẻ đang băn khoăn không biết lựa chọn ngành, nghề nào cho tương lai. Ngoài đam mê, năng lực bản thân… thì nhu cầu của thị trường lao động là...
13:01 - 25/04/2024
455 lượt xem

Hành trình đặc biệt của tuổi trẻ

Phát biểu tại Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông", kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang...
10:30 - 25/04/2024
517 lượt xem

Mượn 10 cây vàng sau 14 năm xin trả bằng tiền giá gốc

Câu chuyện đang được bàn luận rôm rả bậc nhất những ngày qua trên mạng xã hội xoay quanh bài đăng của một người với chủ đề mượn 10 cây vàng của người...
08:17 - 25/04/2024
563 lượt xem