9
/
63775
Chi phí cho nhà ở không nên vượt quá 40% thu nhập
chi-phi-cho-nha-o-khong-nen-vuot-qua-40-thu-nhap
news

Chi phí cho nhà ở không nên vượt quá 40% thu nhập

Thứ 2, 30/07/2018 | 15:48:43
962 lượt xem

Chỉ nên dành tối đa 30-40% thu nhập cho hạng mục nhà ở để đảm bảo bạn còn có tiền đáp ứng các nhu cầu khác trong cuộc sống.

Dù thuê nhà hay vay mua nhà, sửa nhà, chỉ nên dành tối đa 40% thu nhập cho nhà ở - Ảnh: Ck1investmentgroup 

Dù bạn là một người trẻ tuổi mới đi làm hoặc bạn đã mua được nhà riêng và đang xem xét chuyển đến một chỗ ở tiện nghi hơn, rất khó để biết nên dùng bao nhiêu tiền cho chỗ ở là phù hợp. Dưới đây là vài lưu ý của Value Penguin nhằm giúp bạn ước tính số tiền mình nên dành cho nhà ở: 

1. Nguyên tắc chung: Chi phí cho nhà ở không nên vượt quá 30-40% thu nhập

Các chuyên gia tài chính đều khuyên không nên dành nhiều hơn 30-40% tổng thu nhập hàng tháng cho nhà ở. Giới hạn này nhằm đảm bảo bạn còn tiền dành cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày khác như thực phẩm, đi lại, y tế... Bạn cần lưu ý, chi phí cho nhà ở bao gồm tất cả các khoản điện, nước, bảo trì, sửa chữa nhà... Nếu tổng thu nhập của gia đình bạn mỗi tháng là 25 triệu, số tiền dành cho nhà ở không nên vượt quá 7,5- 10 triệu đồng (dù là đang thuê hay mua trả góp).

2. Nguyên tắc cho người thuê nhà

Mặc dù bất động sản tại thành phố lớn khá đắt đỏ nhưng có nhiều cách giữ cho chi phí của bạn ở mức có thể quản lý được. Đầu tiên, bạn nên sống ở những khu vực không đắt đỏ. Chẳng hạn một căn hộ chung cư mini ở quận 1, TPHCM với diện tích 30m2 được trang bị đầy đủ nội thất... có thể có giá 10 triệu/tháng, nhưng sẽ chỉ 7 triệu, nếu đó là ở quận 7. Bạn cũng có thể thuê những căn nhà nhỏ hơn, xấu hơn. Bạn cũng có thể thuê chung nhà với những người khác.

Đặc biệt, nếu bạn đang tiết kiệm tiền để mua nhà thì bạn cũng phải cộng thêm số tiền tiết kiệm này vào ngân sách dành cho nhà cửa mỗi tháng của mình.

3. Nguyên tắc cho người mua nhà 

Nếu bạn thu nhập 25 triệu/tháng, khoản tiền bạn trả cho vay mua nhà không nên quá 9 triệu đồng/tháng (vì bạn còn phải trả thêm các chi phí khác như điện nước, phí dịch vụ nếu ở chung cư... cho căn nhà).

Đặc biệt, bạn nên nhớ, bạn cần có sẵn một số tiền nhất định trước khi mua nhà, ít nhất là 30% giá trị vì thường các ngân hàng chỉ cho vay 70% giá trị theo định giá của họ (đôi khi, mức định giá của ngân hàng thấp hơn giá trị thị trường của căn nhà bạn mua). Bạn cũng cần tính đến các chi phí mà một người chủ nhà phải bỏ ra, ví dụ, phí bảo trì, sửa chữa...

Tất nhiên, quy tắc này cũng có thể có một số ngoại lệ, ví dụ, những sinh viên mới ra trường còn có khoản vay thời sinh viên cần giữ chi phí cho nhà ở mức thấp hơn. Những người có thu nhập cao, đang mua thêm ngôi nhà thứ hai như một khoản đầu tư thì chi phí cho nhà đất của người đó sẽ cao hơn 40%. Tuy nhiên, với mỗi người mới bắt đầu lập ngân sách cho nhà ở, thì con số tối đa chỉ nên là 30-40%.

Theo Hoàng Anh/ Vnexpress

  • Từ khóa

Bức thư giải nhất UPU năm 2024: ‘Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương’

Học sinh lớp 9 ở Đà Nẵng đạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2024 khi hóa thân thành một nhân viên làm việc tại bưu điện ngôi làng...
16:12 - 26/04/2024
252 lượt xem

Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi hoại tử ruột.… 'được sống'

Thương Kim Diệu - cô bé sinh non bị bỏ rơi được Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần cưu mang, trải qua 3 lần phẫu thuật vì hoại tử ruột. Lương Ngọc Duy cùng 2...
14:20 - 26/04/2024
289 lượt xem

Doanh nghiệp tặng vàng tri ân nhân viên: Vẫn nên tin câu 'công ty là đại gia đình' chứ!

Không tìm cách cắt giảm lao động lớn tuổi và ưu tiên tuyển lao động trẻ, có những doanh nghiệp tặng vàng, thưởng tiền thâm niên như một sự trân trọng sự...
12:13 - 26/04/2024
334 lượt xem

Vinh danh 200 'chiến sĩ nhỏ Điện Biên’

Với tinh thần chăm ngoan, học giỏi, vượt khó vươn lên trong cuộc sống, tích cực rèn luyện và tham gia công tác Đội, 200 tấm gương tiêu biểu đã được T.Ư...
09:11 - 26/04/2024
418 lượt xem

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 280.000 thiếu niên độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, WHO cung cấp 'bức tranh đáng lo ngại' về việc sử dụng...
16:41 - 25/04/2024
817 lượt xem