11
/
69226
Bảy hành vi của trẻ phụ huynh không nên phớt lờ
bay-hanh-vi-cua-tre-phu-huynh-khong-nen-phot-lo
news

Bảy hành vi của trẻ phụ huynh không nên phớt lờ

Thứ 2, 14/01/2019 | 17:32:56
468 lượt xem

Hành động hấp tấp, hay đổ lỗi cho người khác và không biết cách tha thứ là những điểm xấu ở trẻ mà bố mẹ cần uốn nắn. 

Trẻ em đôi khi có những hành vi khiến bố mẹ lo lắng, đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, một số tình huống lặp lại quá thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề trong tương lai. Theo Bright Side, phụ huynh nên can thiệp khi thấy những dấu hiệu sau: 

- Hành vi của trẻ khiến bạn lo lắng cả tháng liền.

- Bạn không thể kiểm soát tình huống.

- Những người xung quanh bị ảnh hưởng bởi hành vi của trẻ.

- Hành vi thay đổi đột ngột mà không có lý do rõ ràng. Ví dụ, nếu trẻ bỗng nhiên cư xử dè dặt hoặc thô lỗ với bạn bè, bạn hãy hỏi han để tìm ra vấn đề. 

- Trẻ bắt đầu gặp rắc rối ở trường, chẳng hạn liên tục đạt điểm kém, tham gia đánh nhau hoặc bỏ tiết.

- Trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ, vệ sinh và ăn uống.

Dưới đây là bảy loại hành vi cụ thể mà phụ huynh không nên bỏ qua. 

1. Không có khả năng tự tiêu khiển

Nhà tâm lý học trẻ em người Nga, Katerina Murashova đã thực hiện một thử nghiệm. Bà tập hợp 68 người trẻ từ 12 đến 18 tuổi, cho các em dành ra tám tiếng ở một mình, không có bạn bè hoặc thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng. Kết quả, chỉ ba em thoải mái vượt qua nhiệm vụ này, trong khi nhóm còn lại cảm thấy vô cùng chán nản.  

Ảnh: Imagination Ward

Ảnh: Imagination Ward

Trẻ nhỏ không thể tự tiêu khiển và điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu những đứa trẻ lớn hơn không phát triển được kỹ năng này, chúng không thể tập trung vào cảm xúc của chính mình vì mọi thứ làm chúng bối rối. Khi trưởng thành, chúng sẽ dễ hoảng sợ trước những việc bình thường như điện thoại bị hỏng. 

Để giúp trẻ cải thiện kỹ năng này, phụ huynh nên dành nhiều thời gian chuyện trò, giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử, giúp trẻ tìm ra những sở thích không cần kết nối với điện thoại và máy tính. 

2. Hành động hấp tấp

Một số trẻ thường nói và cư xử thiếu suy nghĩ, gây phiền toái cho bản thân và những người xung quanh. Chúng có thể đặt chảo nóng lên khay nhựa hay nhảy vào vũng nước mưa khi đang mặc đồ trắng.

Đầu tiên, phụ huynh phải nghiêm túc dạy trẻ cách đánh giá và đoán hậu quả những hành vi của mình. Khi sự việc không mong muốn xảy ra, bạn hãy bình tĩnh, phân tích hành vi của trẻ và tìm hiểu lý do tại sao trẻ làm vậy. Bạn cũng cần đặt ra một số nguyên tắc để sửa tính hấp tấp của trẻ và khen ngợi khi chúng thực hiện tốt.

3. Sợ thay đổi

Đối với trẻ mới biết đi, việc giúp trẻ học cách tuân thủ các nguyên tắc và chuỗi hành động quen thuộc là cần thiết. Tuy nhiên, khi lớn hơn một chút, chúng cần biết thích nghi với những thay đổi. Nếu một đứa trẻ đến trường mẫu giáo và khóc ầm ĩ vì những chuyện không đâu, bạn cần chú ý. 

Khi ở nhà, bạn hãy tìm cơ hội nói với trẻ về những chuyện có thể xảy ra ở môi trường mới. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm soát cảm xúc của chính mình bởi trẻ có thể đọc vị ngôn ngữ cơ thể và nhận ra sự lo lắng của bạn. Đồng thời, giúp trẻ kết bạn sẽ giúp chúng đối mặt với thử thách dễ dàng hơn. 

4. Mè nheo

Đôi khi trẻ tìm đủ cách để bắt bố mẹ, ông bà chiều theo ý mình. Chúng có thể khóc òa giữa siêu thị để đòi mua món đồ chơi yêu thích. Nếu nhu cầu được đáp ứng, chúng sẽ dần hình thành thói quen mè nheo trong mọi việc.  

Bạn cần phân biệt thứ trẻ thực sự cần và thứ chúng chỉ yêu thích nhất thời. Trẻ thường bắt đầu mè nheo khi không được bố mẹ chú ý như mong đợi. Đó là lý do phụ huynh cần dành nhiều thời gian bên con. Nếu thấy con mè nheo, bạn hãy giữ bình tĩnh, không la hét hoặc đe dọa chúng. Việc này tuy khó nhưng sẽ hiệu quả hơn. 

5. Quá ương bướng 

Đôi khi, việc khư khư giữ quan điểm của mình không phải là điều tốt. Thỏa hiệp là một kỹ năng bạn cần dạy con từ nhỏ, bởi khi trẻ đã lớn, việc này có thể rất phức tạp. 

Ảnh: Thats Life

Ảnh: That's Life

Trước hết, bạn cần hiểu cảm xúc và tìm nguyên nhân khiến con ương bướng. Sau đó, bạn hãy dạy con đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu cảm xúc và động cơ của mỗi người. Trẻ cũng cần biết một số việc được phép và không được phép làm.

Lần tới, thay vì quát mắng khi trẻ đòi ăn kẹo giữa bữa tối, bạn hãy nói rõ phương án tốt nhất bằng giọng bình tĩnh: "Con có thể ăn kẹo sau khi ăn xong bát súp này". 

6. Vô trách nhiệm

"Ngày bé, anh trai luôn đổ lỗi cho tôi và nói rằng đứa trẻ nào kêu ca sẽ bị gửi vào cô nhi viện. Một lần nọ, anh nói tôi làm TV rơi xuống nền nhà. Nhưng việc đó lại xảy ra khi bố mẹ đi đón tôi ở bệnh viện về. Do đã quen nhận lỗi, tôi nói mình làm hỏng TV. Lần đó anh bị bố mẹ phạt rất nặng".

Bạn có bao giờ gặp tình huống này không? Một số đứa trẻ chưa học được cách chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, thường xuyên tự bào chữa hoặc đổ lỗi cho người khác. Đây là điểm quan trọng mà bố mẹ cần dạy chúng thay đổi từng chút một. 

7. Không tha thứ cho người khác

Một số phụ huynh thường dạy trẻ cách tự bảo vệ mình, thậm chí đánh trả khi bị tấn công. Tuy nhiên, việc không kém phần quan trọng là hãy nhấn mạnh cho trẻ biết rằng chúng ta không nên giữ cảm xúc tiêu cực trong người. Nếu trẻ luôn muốn tìm cách trả thù, đó là một dấu hiệu xấu. 

Bố mẹ hãy dạy trẻ ý nghĩa của việc tha thứ cho người khác, bắt đầu từ việc làm gương để trẻ noi theo. Đồng thời, trẻ cần biết cách thoát khỏi các tình huống xung đột, điều đó sẽ giúp chúng giữ an toàn ở những môi trường phức tạp. 

Theo Thùy Linh/VnExpress

  • Từ khóa

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
422 lượt xem

Giải đáp 'tất tần tật' về đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024 để xét tuyển. Việc đăng ký xét tuyển...
14:32 - 25/04/2024
475 lượt xem

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giảm học phí 3 ngành còn 49 triệu đồng/năm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điều chỉnh giảm học phí năm học 2023-2024 đối với các ngành đào tạo bác sĩ, dược sĩ còn 49 triệu đồng/năm...
11:31 - 25/04/2024
554 lượt xem

63.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp...
09:41 - 25/04/2024
588 lượt xem

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.
19:54 - 24/04/2024
919 lượt xem