11
/
64389
Thực hiện chương trình phổ thông mới: Nhà giáo phải đổi mới
thuc-hien-chuong-trinh-pho-thong-moi-nha-giao-phai-doi-moi
news

Thực hiện chương trình phổ thông mới: Nhà giáo phải đổi mới

Thứ 6, 17/08/2018 | 11:04:30
1,018 lượt xem

Chỉ còn một năm học nữa là Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai. Bên cạnh việc đầu tư, chuẩn bị về cơ sở vật chất và trang thiết bị thì vấn đề con người (giáo viên) là hết sức quan trọng.

Đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mớiĐội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới

Làm sao để đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu chương trình mới? Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ sẽ như thế nào? Đây là vấn đề lớn, cần phải huy động nguồn lực của cả xã hội để thực hiện thành công chương trình.

Giáo viên - yếu tố “sống còn” trong Chương trình mới

Một trong những điểm mới của chương trình các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là việc tích hợp liên môn để giúp học sinh giảm tải. Từ nhiều năm trước, Bộ GD&ĐT đã có chủ trương thí điểm dạy học tích hợp.

Một số Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho lực lượng giáo viên nòng cốt chuyên môn ở các quận/huyện, sau đó lực lượng này sẽ phổ biến đến từng giáo viên trên địa bàn. Tuy nhiên, dạy thế nào, vận dụng thế nào, đến nay nhiều giáo viên còn lúng túng. Nguyên nhân là lâu nay, giáo viên vốn được đào tạo chuyên sâu một môn học nên khi phải thực hiện dạy liên môn đương nhiên sẽ gặp khó khăn.

Nhấn mạnh vai trò của đội ngũ giáo viên trong chương trình giáo dục phổ thông mới, GS Võ Tòng Xuân, nêu quan điểm: “Theo tôi, không chỉ đổi mới chương trình mà còn một việc hết sức quan trọng là đào tạo đội ngũ giáo viên ở các trường sư phạm và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện tại để có thể đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông mới. Có chương trình tốt, có cơ sở vật chất đầy đủ nhưng thiếu người thầy giỏi thì rất khó thành công!”.

Theo TS Nguyễn Văn Huấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bến Tre, nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre: Không đợi đến khi có chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới mà ngay từ thời điểm hiện nay, cần phải chỉ đạo các trường triển khai mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá qua việc triển khai các phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể như: Phương pháp Bàn tay nặn bột, Dạy học theo dự án; triển khai mô hình Trường học mới; hưởng ứng cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp, cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống…

Đổi mới từ trường sư phạm đến giáo viên

Khi có Chương trình giáo dục phổ thông mới thì trường sư phạm phải có giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu của chương trình này. Song song đó là công tác bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ nhà giáo các cấp học. Để làm sao khi chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai thì sẽ thông suốt trong hệ thống, từ trường sư phạm cho đến các trường phổ thông…

Theo chia sẻ của GS Võ Tòng Xuân: “Một trong những thay đổi đóng vai trò then chốt trong mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chính là hệ thống các trường sư phạm - cỗ “máy cái” đào tạo giáo viên. Người thầy trong thế kỷ 21, người thầy trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ dạy những điều đã học trong phạm vi chương trình, trong nhà trường mà phải “mở”, phải cập nhật kiến thức và phải dạy những gì xã hội, thời đại cần chứ không phải dạy những gì mà người thầy có”.

TS Bùi Xuân Dũng - Giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị (Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM) cho rằng, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường phải được đào tạo lại, bồi dưỡng theo hướng trang bị kiến thức chuyên sâu; năng lực tư vấn nghề nghiệp, lựa chọn môn học. Những vấn đề này phải được quan tâm giải quyết thì mới bảo đảm tính hiệu quả, khả thi của chương trình mới.

Theo Quốc Ngữ/GD&TĐ

  • Từ khóa

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
300 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
308 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
408 lượt xem

Những điểm mới cần nhớ khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang đăng ký thử và sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức ngay sau kỳ nghỉ lễ 30.4 (từ 2 - 10.5). Để đảm...
09:23 - 26/04/2024
434 lượt xem

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
859 lượt xem