4
/
88217
Sản phẩm OCOP – đòn bẩy phát triển kinh tế
san-pham-ocop-don-bay-phat-trien-kinh-te
news

Sản phẩm OCOP – đòn bẩy phát triển kinh tế

Thứ 3, 17/03/2020 | 15:58:10
1,462 lượt xem

BGTV- OCOP là chương trình hướng đến mỗi xã sẽ tạo ra ít nhất một hay nhiều sản phẩm chủ lực, tiến tới xây dựng thương hiệu, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những năm gần đây, Bắc Giang xác định đây đồng thời là động lực, mục tiêu và là đòn bẩy quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó, chủ thể thực hiện là các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế HTX, tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định sản phẩm OCOP chủ lực ở từng địa phương góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, đồng thời hỗ trợ quản lý, đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm OCOP. 

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương. Việc phân hạng sản phẩm căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí dựa trên số điểm tối đa 100 và phân bậc thành 5 hạng (5 sao là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu; hạng 3, 4 sao là sản phẩm cấp tỉnh; hạng 2 sao sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, hạng 1 sao là sản phẩm khởi điểm tham gia chương trình).

Nhiều sản phẩm đẹp, có chất lượng tốt từ Chương trình OCOP không chỉ được tiêu thụ ở địa phương mà còn mở rộng thị trường ra cả nước và xuất khẩu

Năm 2019 số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh đạt từ 3 sao trở lên đạt trên 40 sản phẩm, nhiều sản phẩm nông nghiệp được đánh giá là đa dạng về chủng loại và có khả năng phát triển. Trong số các thương hiệu đã có thương hiệu trên thị trường, nhiều sản phẩm đặc trưng được người tiêu dùng ưa chuộng như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ, mật ong và nấm lim Sơn Động… với chất lượng vượt trội.

 Để đẩy mạnh thương hiệu, quảng bá hình ảnh, tỉnh khuyến khích và hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các điểm tiêu thụ sản phẩm, liên kết tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, của hàng kinh doanh tổng hợp, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng trung tâm OCOP ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

Nhờ Chương trình OCOP, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh

Chị Nguyễn Lương Mai, quản lý 1 siêu thị mini tại phường Trần Phú, TP Bắc Giang cho biết: “Việc đưa các sản phẩm trong chương trình OCOP vào tiêu thụ không chỉ góp phần đưa những mặt hàng đặc trưng của mỗi địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng mà cũng thể hiện sự ủng hộ của các doanh nghiệp bán lẻ với các mặt hàng của tỉnh nhà. Đặc biệt các mặt hàng thực phẩm, hàng nông sản này đã có sức hút nhất định với khách hàng do chất lượng và bao bì ngày càng chuyên nghiệp, bắt mắt”.

Từ hiệu quả thực hiện trong những năm qua cho thấy Bắc Giang có nhiều lợi thế để triển khai thực hiện OCOP 

Từ khi bắt đầu triển khai Chương trình OCOP đến nay, số lượng sản phẩm theo các nhóm của tỉnh Bắc Giang là 93 sản phẩm, được xếp vào 6 nhóm gồm nhóm thực phẩm có 60 sản phẩm; nhóm đồ uống có 8 sản phẩm; nhóm thảo dược có 7 sản phẩm; nhóm vải và may mặc có 1 sản phẩm; nhóm lưu niệm, nội thất, trang trí có 8 sản phẩm; nhóm dịch vụ và du lịch nông thôn có 9 sản phẩm. Số lượng sản phẩm theo các nhóm được đánh giá phân hạng năm 2019 là 54 sản phẩm (gồm 37 thực phẩm; 14 đồ uống; 3 thảo dược).

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, đến nay tỉnh định hướng phát triển 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia gồm: vải thiều Lục Ngạn, mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế, đồng thời phát triển 30 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh và 46 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp được cấp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. “Trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, chương trình OCOP đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, thay đổi tư duy, nhận thức của người dân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, từ đó không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa sản phẩm và nhãn mác, bao bì chất lượng, chuyên nghiệp” – ông Nguyễn Viết Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang nhận định.

Có thể thấy, chương trình OCOP không chỉ mang ý nghĩa về phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho các sản phẩm đặc trưng của Bắc Giang vươn xa mạnh mẽ trên thị trường mà còn giúp các địa phương giải quyết những vấn đề quan trọng trong giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, tạo dựng mối liên kết kinh tế cộng đồng bền vững và khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất. Đây được xem là hướng đi “đúng và trúng” để lan tỏa thương hiệu, tăng tính cạnh tranh, trở thành một phần động lực quan trọng trong tiến trình hoàn thành xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh./.

Minh Anh

  • Từ khóa

Coca Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới

Công ty Coca Cola chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu, tiếp theo là PepsiCo chiếm 5%, Nestle 3% và Danone 3%.
19:31 - 26/04/2024
176 lượt xem

Dòng vốn nước ngoài ồ ạt rời khỏi Trung Quốc

Trong những năm gần đây, phương Tây bắt đầu thay đổi căn bản chiến lược dài hạn đối với Trung Quốc đại lục.
14:25 - 26/04/2024
279 lượt xem

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê...
10:39 - 26/04/2024
379 lượt xem

Kinh tế Mỹ quý 1 tăng trưởng chậm nhất trong 2 năm

Nền kinh tế Mỹ trong quý 1-2024 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm do nhập khẩu tăng vọt. Lạm phát tăng cao khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ...
10:55 - 26/04/2024
391 lượt xem

Lý do đẩy giá xăng giảm về dưới 25.000 đồng/lít ngay trước nghỉ lễ

Nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Israel và Iran giảm xuống; tồn kho dầu thô của Mỹ giảm; xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn… là những yếu...
10:49 - 26/04/2024
383 lượt xem