4
/
75948
Nhiều thương hiệu lớn bị chiếm dụng, DN vẫn thờ ơ việc bảo hộ sở hữu
nhieu-thuong-hieu-lon-bi-chiem-dung-dn-van-tho-o-viec-bao-ho-so-huu
news

Nhiều thương hiệu lớn bị chiếm dụng, DN vẫn thờ ơ việc bảo hộ sở hữu

Thứ 6, 05/07/2019 | 15:30:07
1,034 lượt xem

Kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc… bị chiếm dụng thương hiệu trên thế giới gây tổn hại lớn.

Sáng 5/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam. Các đại biểu chỉ rõ, Việt Nam đã tham gia vào các Hiệp định, Thỏa ước quốc tế nên việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đã cơ bản thuận tiện, làm giảm được thời gian và chi phí.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do chất lượng cao như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vừa mới đây là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA)... việc cạnh tranh ngày càng quyết liệt, trong đó có các yếu tố liên quan đến các cam kết về sở hữu trí tuệ, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.

Các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, để hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, số lượng đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu so với số lượng doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn, nhiều doanh nghiệp còn chưa chú trọng về vấn đề này.

Hội thảo Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu cho doanh nghiệp. 

Ông Nguyễn Xuân An, Chủ tịch HĐQT Công ty Cp Quốc tế OJ Việt Nam nêu thực tế, do Việt Nam có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nên vấn đề về thương mại hóa về sản phẩm chưa được nhiều. Các kênh tiêu thụ vẫn còn hạn chế mà chủ yếu theo con đường thương lái. Do đó, các doanh nghiệp thường không chú ý đến việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp ngay từ ban đầu.

Thực tiễn cho thấy, nhiều nhãn hiệu của nước ta bị thương gia nước ngoài chiếm dụng đã gây nên tổn hại về kinh tế như thời gian vừa qua như kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc… Do đó, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu cho doanh nghiệp là yêu cầu song hành với việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng trong tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, đây cũng là nhân tố chính trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Đồng thời, tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp thông qua việc thu phí chuyển quyền sử dụng kiểu dáng cho người khác hoặc thông qua chuyển nhượng kiểu dáng được đăng ký. 

Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm vững các quy định để bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu đối với các sản phẩm.

“Hiện nay, một số hệ thống đăng ký quốc tế đã được thiết lập như hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo thỏa ước nghị định thư Madrid; hệ thống đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp của thỏa ước La Hay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và đối với kiểu dáng công nghiệp. Việc đăng ký này được đăng ký ở nước ngoài một cách đơn giản dễ dàng, giảm thời gian, chi phí. Việc nắm vững được cách vận hành của các hệ thống quốc tế để từ đó sử dụng thành thạo và hiệu quả các hệ thống này, bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu của doanh nghiệp ở nước ngoài là điều các doanh nghiệp nên làm”, ông Lâm chỉ rõ.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu và các doanh nghiệp được chia sẻ về kinh nghiệm làm thế nào để bảo hộ tài sản có giá trị về logo và tên sản phẩm của doanh nghiệp khi mở rộng kinh doanh ra nước ngoài bằng hệ thống Madrid của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và những giải pháp quản lý nhãn hiệu toàn diện. Đồng thời, giới thiệu các công cụ trực tuyến mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để tính toán chi phí bỏ ra, cách thức tra cứu cơ sở dữ liệu nhãn hiệu quốc tế… nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí./.

Theo Nguyễn Hằng/VOV.VN

  • Từ khóa

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.
19:42 - 07/05/2024
281 lượt xem

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc...
16:08 - 07/05/2024
360 lượt xem

ACV nói phí sân bay thấp, khó tác động tăng giá vé máy bay

Theo ACV, chi phí sân bay trong một vé máy bay nội địa khoảng 125.000 - 170.000 đồng tùy sân bay. Đây là số tiền khá thấp trong tổng giá vé khách chi trả...
15:10 - 07/05/2024
388 lượt xem

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung...
15:17 - 07/05/2024
378 lượt xem

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh, đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Theo Báo cáo mới nhất về Xu hướng nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý I/2024, Việt Nam ghi nhận nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tăng...
14:40 - 07/05/2024
411 lượt xem