4
/
139873
Vì sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo lỗ hơn 31.000 tỉ?
vi-sao-tap-doan-dien-luc-viet-nam-bao-lo-hon-31-000-ti
news

Vì sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo lỗ hơn 31.000 tỉ?

Thứ 4, 21/12/2022 | 09:52:25
2,147 lượt xem

EVN kiến nghị Bộ Công Thương chấp thuận và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định để giảm bớt khó khăn, đảm bảo cân bằng tài chính, áp dụng cơ chế thị trường, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi.

Vì sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo lỗ hơn 31.000 tỉ? - Ảnh 1.

Ngành điện tiết giảm gần 34.000 tỉ đồng nhưng không đủ bù đắp lỗ phát sinh do giá nhiên liệu tăng cao - Ảnh: N.H

Sáng 21-12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2023.

Báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, ông Nguyễn Tài Anh - phó tổng giám đốc EVN - cho hay mặc dù năm 2022 tình hình thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là chi phí nhiên liệu tăng cao làm tăng chi phí sản xuất điện, nhưng EVN vẫn đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đến cuối năm 2022, tổng công suất đặt nguồn điện (đã vận hành thương mại - COD) toàn hệ thống đạt gần 77.800MW, tăng gần 1.400MW so với năm 2021, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 20.165MW, chiếm tỉ trọng 26,4%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.

Tuy vậy, để vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định, EVN gặp nhiều khó khăn. Đó là việc cấp than sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, giá than thế giới tăng cao, nguồn nhập khẩu hạn chế, nên tồn kho thấp trong khi giá than nhập khẩu tăng 1,35 lần so với năm 2021 và tăng gấp 3 lần so với năm 2020.

Trong bối cảnh đó, EVN tập trung tiết giảm chi phí, thực hiện các giải pháp về quản trị. Trong đó, tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên, cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa lớn, thực hiện chi lương chỉ bằng với 80-90% mức lương bình quân năm 2020... nên giúp tiết giảm 9.700 tỉ đồng.

Tối ưu hóa dòng tiền được hơn 7.900 tỉ đồng gắn với vận hành tối ưu hệ thống điện, ưu tiên huy động các nguồn giá rẻ giúp giảm gần 15.845 tỉ đồng. Nhờ đó, giúp cho EVN tiết giảm được chi phí là 33.445 tỉ đồng.

Tuy vậy, theo EVN, dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện do giá nhiên liệu tăng cao đột biến. Do đó, kết quả năm 2022 dự kiến sẽ lỗ khoảng 31.360 tỉ đồng.

Cũng trong năm nay, EVN đã thực hiện đầu tư tổng khối lượng là gần 90.000 tỉ đồng. Trong đó nhiều nguồn điện lớn như thủy điện Ialy mở rộng dự kiến phát điện năm 2024, thủy điện Hòa Bình mở rộng thi công trở lại với mục tiêu phát điện năm 2025, khẩn trương đầu tư các dự án như nhiệt điện Ô Môn 3 và 4, thủy điện Trị An mở rộng, thủy điện tích năng Bác Ái...

Kết quả năm 2022, EVN giảm tổn thất điện năng còn 6,24%, độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện, sự cố lưới điện giảm 22,4%. Doanh thu toàn tập đoàn là 460.700 tỉ đồng, tăng 4,31% nhưng với khoản lỗ do giá nhiên liệu sản xuất điện, tỉ giá tăng cao, nên EVN cho biết đã báo cáo Chính phủ và các bộ ngành, đơn vị liên quan cho điều chỉnh giá điện trong năm 2022 để giảm khó khăn, cân đối tài chính.

Kế hoạch năm 2023, EVN cho biết sẽ tập trung kế hoạch đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Đảm bảo tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động....

Theo đó, EVN kiến nghị Thủ tướng sớm xem xét, phê duyệt quy hoạch điện 8, sửa đổi quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Sửa đổi quy định liên quan để tạo thuận lợi trong huy động nguồn vốn, giải quyết vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án điện.

Tập đoàn cũng kiến nghị các bộ ngành, cơ quan liên quan xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp của EVN giai đoạn 2021-2025; tháo gỡ chính sách để tiếp cận vốn cho các dự án.

Về giá điện, EVN kiến nghị Bộ Công Thương chấp thuận và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định để giảm bớt khó khăn, đảm bảo cân bằng tài chính, áp dụng cơ chế thị trường với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi. Tăng cường khai thác than trong nước đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

Theo Ngọc An/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/vi-sao-tap-doan-dien-luc-viet-nam-bao-lo-hon-31-000-ti-2022122107192903.htm

  • Từ khóa

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 'lãnh đạn' vì Mỹ - Trung phân rẽ

Căng thẳng Mỹ - Trung khiến kinh tế 2 nước ngày càng phân cực với nhau đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho hầu hết các nền kinh tế khác ở châu Á - Thái...
10:57 - 28/04/2024
128 lượt xem

Hãng treo thưởng dịp 30-4 nhưng điều kiện khắt khe, nhiều tài xế tắt app tránh nóng

App xe công nghệ tung nhiều chính sách tăng tiền thưởng thu hút tài xế công nghệ tham gia chạy dịp lễ 30-4. Thời tiết nắng nóng, nhiều tài xế tắt app vì...
07:44 - 28/04/2024
218 lượt xem

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Con số trên được nêu trong các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu tại Quyết định 345 ngày 26.4.2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh...
20:44 - 27/04/2024
488 lượt xem

Giá vàng hôm nay 27.4.2024: Tăng thêm gần 1 triệu trước kỳ nghỉ lễ

Giá vàng trong nước trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 tiếp đà tăng cùng chiều thế giới, tăng thêm gần 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây cũng là mức giá đắt...
15:13 - 27/04/2024
696 lượt xem

Dân bớt gửi tiền, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất cạnh tranh với vàng, chứng khoán...

Yếu tố tác động mạnh lên lãi suất là giá các tài sản khác. Trong khi quý 1-2024, giá vàng, chứng khoán và bất động sản đều chứng kiến đà tăng mạnh, theo...
07:30 - 27/04/2024
801 lượt xem