4
/
138995
Khơi thông vốn cho thị trường trái phiếu
khoi-thong-von-cho-thi-truong-trai-phieu
news

Khơi thông vốn cho thị trường trái phiếu

Thứ 2, 05/12/2022 | 13:19:16
2,024 lượt xem

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đóng băng tạm thời, doanh nghiệp, tổ chức phát hành trầy trật xoay xở. Lúc này, rất cần những giải pháp "phá băng" kịp thời để lấy lại niềm tin thị trường.

Khơi thông vốn cho thị trường trái phiếu - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi lên đến 13%/năm để được huy động tiền từ trái phiếu - Ảnh: Q.ĐỊNH

Đã có nghiên cứu ước tính tổng nguồn vốn các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại đã huy động (vay nợ) qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đến nay lên tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng, trong đó nợ đến hạn trong những tháng cuối năm nay khoảng 65.700 tỉ đồng, áp lực trả nợ trong giai đoạn 2023 - 2025 rất lớn.

Trái phiếu "đóng băng" do đâu?

Hơn hai tháng nay, anh Phạm Minh Hoàng (Hà Nội) chờ đến thời điểm đáo hạn lô TPDN đã mua của Tập đoàn H. để rút tiền về, nhưng tới hạn anh Hoàng lại nhận được thông báo từ tập đoàn này đề nghị các nhà đầu tư lựa chọn một trong hai phương án là gia hạn TPDN thêm một năm nữa hoặc sử dụng số tiền đã mua trái phiếu, lãi vay "đổi" lấy sản phẩm căn hộ tại dự án chung cư cao cấp ở khu đô thị Tây Nam Linh Đàm với mức giá bán căn hộ giảm từ 30 - 40%.

"Khoản tiền 2,5 tỉ đồng mua trái phiếu của Tập đoàn H. tôi để dành cho con đi du học vào tháng 2 năm sau. Tôi đã kiên trì nhiều lần liên hệ với doanh nghiệp để được đáo hạn đúng theo hợp đồng nhưng nay họ khó khăn quá nên vẫn chưa mua lại trái phiếu", anh Hoàng nói.

Chuyện các trái chủ bỏ nhiều tỉ đồng mua TPDN nhưng không thể bán lại cho tổ chức phát hành, doanh nghiệp phân phối hiện nay khá phổ biến. 

Thị trường TPDN đóng băng đang đẩy cả doanh nghiệp phát hành và trái chủ vào thế khó. Doanh nghiệp tốt đến mấy cũng không dễ phát hành TPDN để huy động vốn, trong khi nhà đầu tư trót bỏ tiền mua trái phiếu lại muốn rút tiền về ngay. Doanh nghiệp đã khó lại càng thêm khó.

Theo ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ngoài yếu tố tâm lý thị trường thì những thay đổi trong chính sách phát hành TPDN riêng lẻ thời gian qua đã khiến giá trị phát hành TPDN giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Ông Châu cho rằng nghị định 153/2020 quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ quy định về điều kiện phát hành và điều kiện với nhà đầu tư khá lỏng lẻo. 

Vì vậy, thị trường TPDN riêng lẻ tăng trưởng nóng, giá trị phát hành tăng rất nhanh, đến khi cơ quan chức năng phát hiện vi phạm trên thị trường, tiến hành xử lý thì lại có ngộ nhận TPDN là tội đồ. Điều này không đúng vì TPDN là kênh huy động vốn trung và dài hạn bền vững của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc ban hành nghị định 65/2022 ngày 16-9-2022 lại phanh quá gấp theo hướng siết cả đầu ra, đầu vào với TPDN. 

Việc này là cần thiết vì cần đánh giá, dự án nào không đủ điều kiện thì không được phát hành TPDN để huy động vốn. Nhưng lại siết luôn cả đầu ra của TPDN khiến thị trường "đóng băng" như thời gian qua.

Cụ thể, ông Châu cho rằng nghị định 65 quy định nhà đầu tư trái phiếu phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, phải có giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán đạt 2 tỉ đồng trong sáu tháng liên tiếp; mệnh giá TPDN nhỏ nhất cũng được nâng lên mức 100 triệu đồng/trái phiếu (trước chỉ có 100.000 đồng/trái phiếu), như vậy là hạn chế người mua. Để khơi thông vốn trên thị trường cần sớm sửa đổi quy định này.

Khơi thông vốn cho thị trường trái phiếu - Ảnh 2.

(*): Khối lượng TPDN đến hạn thanh toán nợ gốc tiếp tục tăng Nguồn: số liệu BTC báo cáo Chính phủ vào tháng 7-2022 - Dữ liệu: Bảo Ngọc - Đồ họa: N.KH.

Lấy lại niềm tin thị trường

PGS.TS Vũ Sỹ Cường - phó trưởng bộ môn phân tích chính sách tài chính, Học viện Tài chính - nhận định dù nợ TPDN lớn nhưng không phải tất cả những doanh nghiệp phát hành trái phiếu đều đang xấu. 

Ngược lại, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu có kế hoạch kinh doanh tốt, có tài sản bảo đảm lớn, vấn đề của họ chỉ là khó khăn về dòng tiền hiện nay.

Tình trạng "đóng băng" thị trường trái phiếu hiện nay phần nhiều do tâm lý thị trường, các nhà đầu tư đang mất niềm tin. 

Điều này buộc nhiều doanh nghiệp đang phải chấp nhận bán tài sản với giá rẻ hơn để có được dòng tiền hoặc đổi trái phiếu lấy sản phẩm bất động sản, đây cũng là một giải pháp lúc này nhưng để thực hiện được cần sự chia sẻ của cả hai phía, PGS.TS Vũ Sỹ Cường nêu.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế - cho rằng tình trạng mất niềm tin trên thị trường TPDN hiện nay chủ yếu liên quan tới một số vụ án bị khởi tố, điều tra. 

Quyền lợi của cả nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp liên quan tới các vụ án hiện nay chưa được xác định rõ ai sẽ bảo đảm quyền lợi cho họ nên thị trường mất niềm tin, nhiều trái chủ đòi thanh toán TPDN đến hạn, sắp đáo hạn, thậm chí chưa đến hạn họ cũng đòi thanh toán. Đây là vấn đề phải xử lý.

Vì thế, cần xác định rõ trách nhiệm của các ngân hàng, công ty chứng khoán đứng ra phân phối lại TPDN riêng lẻ. Cần tránh tình trạng trái chủ đi đòi nợ người bán TPDN chứ không đi đòi nợ tổ chức phát hành TPDN riêng lẻ.

Trong công thư của TS Nguyễn Tuấn Anh gửi Thủ tướng (được Văn phòng Chính phủ chuyển tới các bộ, ngành nghiên cứu) đã đề nghị cần xây dựng cơ chế để tổ chức phát hành tái cơ cấu lại các khoản nợ TPDN như cho phép đàm phán, thương thảo các điều kiện và mua lại trái phiếu đã phát hành hoặc hoán đổi lấy cổ phần, lấy tài sản, hạng mục đầu tư (là mục tiêu đợt phát hành TPDN).

Vị chuyên gia này khuyến nghị Thủ tướng cho phép các tổ chức phát hành trái phiếu hoạt động có lãi, đáp ứng các điều kiện nhất định được tiếp tục phát hành trái phiếu để hoán đổi trái phiếu đã phát hành. 

Với các trái chủ không đồng ý hoán đổi thì doanh nghiệp phát hành TPDN phải tiếp tục thực hiện các điều khoản với các lô trái phiếu đã phát hành. Kinh nghiệm này đã được Trung Quốc thực hiện từ tháng 8-2020.

Khơi thông vốn cho thị trường trái phiếu - Ảnh 3.

Cần những giải pháp “phá băng” thị trường trái phiếu doanh nghiệp kịp thời - Ảnh: Q.ĐỊNH

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/khoi-thong-von-cho-thi-truong-trai-phieu-2022120509154024.htm

  • Từ khóa

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 'lãnh đạn' vì Mỹ - Trung phân rẽ

Căng thẳng Mỹ - Trung khiến kinh tế 2 nước ngày càng phân cực với nhau đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho hầu hết các nền kinh tế khác ở châu Á - Thái...
10:57 - 28/04/2024
79 lượt xem

Hãng treo thưởng dịp 30-4 nhưng điều kiện khắt khe, nhiều tài xế tắt app tránh nóng

App xe công nghệ tung nhiều chính sách tăng tiền thưởng thu hút tài xế công nghệ tham gia chạy dịp lễ 30-4. Thời tiết nắng nóng, nhiều tài xế tắt app vì...
07:44 - 28/04/2024
169 lượt xem

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Con số trên được nêu trong các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu tại Quyết định 345 ngày 26.4.2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh...
20:44 - 27/04/2024
433 lượt xem

Giá vàng hôm nay 27.4.2024: Tăng thêm gần 1 triệu trước kỳ nghỉ lễ

Giá vàng trong nước trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 tiếp đà tăng cùng chiều thế giới, tăng thêm gần 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây cũng là mức giá đắt...
15:13 - 27/04/2024
648 lượt xem

Dân bớt gửi tiền, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất cạnh tranh với vàng, chứng khoán...

Yếu tố tác động mạnh lên lãi suất là giá các tài sản khác. Trong khi quý 1-2024, giá vàng, chứng khoán và bất động sản đều chứng kiến đà tăng mạnh, theo...
07:30 - 27/04/2024
739 lượt xem