4
/
122056
Ùn tắc tại các cửa khẩu với Trung Quốc: phải từ bỏ cách làm dễ dãi
un-tac-tai-cac-cua-khau-voi-trung-quoc-phai-tu-bo-cach-lam-de-dai
news

Ùn tắc tại các cửa khẩu với Trung Quốc: phải từ bỏ cách làm dễ dãi

Thứ 6, 24/12/2021 | 15:49:06
2,255 lượt xem

Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến của một doanh nhân từng nhiều năm lăn lộn ở thị trường Trung Quốc. Ông cho rằng việc ùn tắc tại các cửa khẩu với Trung Quốc chỉ là diễn tiến tiếp theo và sắp tới hàng Việt sang thị trường này có thể còn khó hơn.

Ùn tắc cửa khẩu, xe mít phải quay về bán rẻ cho người dân ở Lạng Sơn - Ảnh: Viết Niệm

Cần nhìn vào gốc rễ vấn đề của việc ùn ứ hàng hóa ở biên giới lần này: chính sách kiểm soát dịch COVID-19 của Trung Quốc chỉ là bước siết chặt hơn khiến cho việc ứ đọng hàng diễn ra nặng nề.

Sẽ khó hơn, ngay cả hàng chính ngạch

Khi kinh tế phát triển, Trung Quốc dần trở thành thị trường khó tính và bắt đầu quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu ngày càng gắt gao hơn, trong đó sẽ siết chặt hơn con đường tiểu ngạch.

Trong khi đó, các thương lái và doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thói quen lấy cửa khẩu vùng biên, nơi khu vực thông thương của cư dân biên giới, làm đường đi chủ lực của hàng xuất khẩu, đặt nông sản Việt Nam vào con đường rủi ro, lắm lúc lao đao.

Không chỉ nông sản, hàng hóa xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch mà ngay cả hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường theo con đường chính ngạch cũng đang trước nguy cơ bị ùn ứ từ ngày 1-1-2022. Bởi sau thời gian này, nếu không được cấp mã vạch thì hàng Việt Nam cũng không vào được Trung Quốc.

Để đưa hàng vào Trung Quốc hiện nay, hàng hóa phải có mã vùng, mã vạch xuất xứ đầy đủ, phải được Bộ NN&PTNT Việt Nam thông qua và có sự chấp thuận của cơ quan hải quan Trung Quốc, chi phí vì thế sẽ cao hơn.

Và không chỉ chi phí, ngay doanh nghiệp chúng tôi đã làm văn bản gửi lên Bộ NN&PTNT và vẫn đang chờ phúc đáp từ phía Trung Quốc để được cấp và công nhận mã vạch cho hàng hóa, trong khi thời gian áp dụng đã rất cận kề. Nếu quy trình này chậm thì doanh nghiệp mất cơ hội bán hàng, hàng hóa cũng có nguy cơ ứ đọng cao.

Trước đây, khóm (dứa) Đài Loan khi không xuất được sang thị trường Trung Quốc cũng được người dân "giải cứu" nhưng đó chỉ là một sản phẩm; còn với Việt Nam, sản lượng nhiều hơn nên không thể trông cậy vào thị trường nội địa quá nhiều lúc này.

Cách giải quyết tốt nhất cho nông sản đang ùn tắc hiện nay là phải tuân thủ đúng quy định mới và xúc tác thêm qua con đường ngoại giao kinh tế.

Bộ ngành không thể chậm trễ

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên nông sản rơi vào tình cảnh lao đao, ùn ứ ở biên giới mà hiện tượng này đã lặp đi lặp lại nhiều lần, buộc chúng ta cần thay đổi tư duy xuất khẩu, từ bỏ kiểu mua bán biên mậu dễ dãi dù có thể kiếm lợi nhuận nhanh.

Nông sản Việt Nam đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc quá lớn, cơ hội bán được hàng qua đây cũng rất hấp dẫn nên doanh nghiệp không dễ từ bỏ thị trường này dù đối mặt nhiều rủi ro.

Chúng ta vẫn cảnh báo làm ăn với Trung Quốc cần đi theo con đường chính ngạch, nhưng đây là con đường khó vì quá nhiều tiêu chuẩn, thủ tục và chi phí cũng cao hơn nên nhiều doanh nghiệp nản.

Nhưng Trung Quốc đang quyết tâm đẩy mạnh công tác kiểm tra truy xuất nguồn gốc nông sản, họ cũng đang kéo bộ nông nghiệp của các quốc gia có hàng nông sản xuất sang đó cùng thực hiện chung. Lúc này, cơ quan quản lý Việt Nam không thể chậm trễ được nữa.

Nhiều hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn như vậy buộc doanh nghiệp, người sản xuất phải đầu tư bài bản, tuân thủ từ khâu chọn giống, quy trình canh tác, đóng gói... để cho ra sản phẩm đạt chất lượng và tuân thủ các quy định.

Nếu chúng ta không tìm giải pháp giảm phụ thuộc hay có ứng phó với xu thế thị trường, với các chính sách thay đổi thường xuyên của Trung Quốc thì sẽ còn tiếp tục gặp khó. Và kỳ vọng làm ăn lâu dài, bền vững ở thị trường này cũng gập ghềnh hơn.

Ông NGUYỄN LÂM VIÊN (tổng giám đốc Vinamit) - N.BÌNH/Báo Tuổi trẻ ghi

https://tuoitre.vn/un-tac-tai-cac-cua-khau-voi-trung-quoc-phai-tu-bo-cach-lam-de-dai-20211224084625518.htm

  • Từ khóa

Việt Nam vượt Ấn Độ về xuất khẩu điện thoại thông minh

Không quá khó để thấy một chiếc điện thoại thông minh "made in Vietnam" được bán tại Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khi chúng ta đang chiếm 13% thị phần điện...
07:21 - 05/05/2024
599 lượt xem

Du lịch tàu hỏa lên ngôi

"Ra đi, tới đèo rồi", "Lại vào hầm", "Biển kìa, đẹp quá!", "Hoa gì mà phủ trắng cả sườn núi thế kia"... Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khi con tàu lướt...
08:38 - 05/05/2024
562 lượt xem

Bộ Tài chính lý giải giá vé máy bay tăng cao có phải do thuế, phí?

Bộ Tài chính đã nêu rõ thẩm quyền trong việc quản lý nhà nước về giá và ban hành quy định giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, giá dịch vụ vận chuyển hành...
18:35 - 04/05/2024
894 lượt xem

Phải làm gì đó khi giá cả nhấp nhổm

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 4 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nhận định của giới...
15:19 - 04/05/2024
1,028 lượt xem

Chuẩn bị kỹ để thực hiện cải cách tiền lương, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Chỉ đạo cải cách tiền lương được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2024 vào sáng 4-5.
15:16 - 04/05/2024
1,009 lượt xem