24
/
104965
Người châu Á đón năm mới Tân Sửu
nguoi-chau-a-don-nam-moi-tan-suu
news

Người châu Á đón năm mới Tân Sửu

Thứ 6, 12/02/2021 | 06:26:45
723 lượt xem

Người dân châu Á đón tết Tân Sửu với hi vọng về một năm mới nhiều điều tốt đẹp và may mắn hơn, sau một năm kinh tế khó khăn, dịch bệnh khiến nhiều nơi bị phong tỏa, đóng cửa.

Hình ảnh trâu vàng trên đường phố Singapore chào năm mới Tân Sửu

Trau vang 1.jpg

Một góc phố ở Bangkok, Thái Lan được trang hoàn rực rỡ đón năm mới        

Thailand.jpg

 Một người đàn ông mua đào muộn trước giờ giao thừa tại Hà Nội, Việt Nam

Hanoi.jpg

Thủ tướng Singapore nhắc nhở người dân về đại dịch Covid-19        

Trong thông điệp mừng năm mới, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói việc thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình vào dịp tết là điều quan trọng, nhưng nhắc nhở mọi người rằng các biện pháp hạn chế để ngăn chặn dịch Covid-19 là cần thiết. 

"Sự ấm áp, động viên và hỗ trợ của gia đình đã cho tất cả chúng ta sức mạnh để vượt qua những thời điểm khó khăn nhất của đại dịch Covid-19", ông nói. Nhưng các biện pháp biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn là cần thiết vì vi rút vẫn đang lây lan rất nhanh khắp thế giới, ông Long nhấn mạnh.

Singapore.jpg

Thủ tướng Lý Hiển Long (Ảnh: MCI)

Trung Quốc bước sang năm mới Tân Sửu 

Trung Quốc đã bước sang năm mới Tân Sửu. Năm nay, nhiều gia đình tại Trung Quốc không về quê đón tết sau khuyến cáo của giới chức, mà thay vào đó đón tết tại chỗ và kết nối với người thân qua màn hình trực tuyến.

2021-02-11T151342Z_1432505361_RC2FQL9VNON9_RTRMADP_3_LUNAR-NEWYEAR-CHINA.JPG

Tân Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng năm mới        

Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 11/2 đã ra thông điệp chúc mừng năm mới âm lịch.

"Tôi cầu chúc các bạn bè của chúng ta khắp thế giới sức khỏe, hòa bình và thịnh vượng nhân dịp năm mới", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ viết.

Ngoại trưởng Blinkden nói thêm, khi hàng triệu người Mỹ đón năm mới, Mỹ sát cánh bên các bạn bè và đồng minh để thúc đẩy sự thịnh vượng và các giá trị chung và mong muốn tất cả các quốc gia cùng chung tay để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.

"Chúng ta hi vọng năm Tân Sửu sẽ mang lại cơ hội và thành công hơn nữa cho tất cả mọi người", Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.

ngoai-truong-my-1612661101815.png

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: Getty)

Một năm mới rất khác mọi năm

Mặc dù các hoạt động đón năm mới ở mỗi nước khác nhau, nhưng người châu Á có truyền thống đến thăm nhà người thân vào dịp tết. Nhưng năm do dịch bệnh hoành hành khắp nơi, mọi người buộc phải ở nhà hoặc ở yên tại chỗ để đón tết, hạn chế di chuyển.

Covid.jpg

Tại Trung Quốc, chính phủ kêu gọi công chúng tránh di chuyển sau các vụ bùng phát trong đại dịch. Tại Hong Kong, cuộc diễu hành đêm năm mới thường niên sẽ được thay thế bằng một sự kiện mua sắm trực tuyến.

Chính phủ Trung Quốc cho biết, ước tính người dân nước này thực hiện 1,7 tỷ lần di chuyển trong kỳ nghỉ tết năm nay, giảm 40$ so với năm 2019.

Tại bang New Jersey (Mỹ), nơi người gốc Á chiếm khoảng 10% dân số của bang, mọi người đón năm mới bằng các cách khác nhau như các bữa ăn kiểu tạt xe qua hay trò chuyện trực tuyến qua Zoom đánh dấu một năm mới rất khác mọi năm.

Trâu vàng ở London, Anh        

Hình một chú trâu vàng đã xuất hiện trên Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London, Anh để chúc mừng năm mới theo âm lịch.

trau vang.jpeg

Người Hong Kong đi lễ trong đêm giao thừa        

Người Hong Kong đeo khẩu trang tới đền Man Mo để thắp hương cầu nguyện trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

2021-02-11T074245Z_791066986_RC27QL95TIJ9_RTRMADP_3_LUNAR-NEWYEAR-HONGKONG.JPG

Các năm trước, các điểm đền chùa nổi tiếng tại Hong Kong thường rất đông người tới thắp hương vào ngày cuối năm. Tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh nên số người đi lễ đã giảm đi rất nhiều.

2021-02-11T074904Z_612948393_RC27QL9S7UYU_RTRMADP_3_LUNAR-NEWYEAR-HONGKONG.JPG

Con trâu - biểu tượng của năm Tân Sửu        

Trang trí mô phỏng hình con trâu - biểu tượng của năm mới Tân Sửu - tại quận tài chính trung tâm Sudirman ở thủ đô Jakarta, Indonesia.

2021-02-11T065905Z_1276563236_RC26QL9316K4_RTRMADP_3_LUNAR-NEWYEAR-INDONESIA.JPG

Chủ tịch Trung Quốc gửi thông điệp năm mới

Theo Xinhua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể người dân nước này tại một buổi lễ diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh ngày 10/2.

Trong thông điệp, ông Tập nhấn mạnh, việc đạt được mục tiêu trăm năm đầu tiên là hoàn thành xây dựng một xã hội thịnh vượng về mọi mặt là một kỳ tích to lớn, có ý nghĩa quan trọng.

Ông Tập cũng kêu gọi các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu trăm năm thứ 2 và sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, và có những đóng góp mới, to lớn hơn nữa cho sự nghiệp cao cả là đảm bảo hòa bình và phát triển cho toàn nhân loại.

Ông Tập.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngày lễ quan trọng nhất trong năm        

Tại Trung Quốc, năm mới cũng là dịp lễ dài và quan trọng nhất trong năm. Kỳ nghỉ năm mới tại nước này kéo dài 15 ngày, bắt đầu từ ngày 1 đến hết ngày rằm tháng Giêng âm lịch. 

Trong khi đó, kỳ nghỉ năm mới tại Hàn Quốc, được gọi là Seollal, kéo dài 3 ngày.

Trên thế giới, vào các năm trước, các hoạt động đón năm mới của người gốc Á cũng thường được tổ chức. Tại các thành phố lớn ở Mỹ như Los Angeles, New York City và San Francisco, các hoạt động mừng năm mới diễn ra thậm chí vài tuần trước giao thừa.

Ông đồ làm việc miệt mài ngày cuối năm        

Các ông đồ vẫn miệt mài sáng tác trong ngày cuối cùng của năm Canh Tý trên tại Hong Kong, Trung Quốc. Người Hong Kong cũng có truyền thống xin chữ vào dịp năm hết tết đến để cầu may.

2021-02-11T075305Z_1162474647_RC27QL9YWCBW_RTRMADP_3_LUNAR-NEWYEAR-HONGKONG.JPG

2021-02-11T072128Z_1032668528_RC27QL9PYHTO_RTRMADP_3_LUNAR-NEWYEAR-HONGKONG.JPG

Người dân đi lễ trong đêm giao thừa tại Jakarta, Indonesia

2021-02-11T114347Z_265144895_RC2BQL9CTW5K_RTRMADP_3_LUNAR-NEWYEAR-INDONESIA.JPG

2021-02-11T114312Z_1129814512_RC2BQL9Q478B_RTRMADP_3_LUNAR-NEWYEAR-INDONESIA.JPG

Nỗi lo dịch bệnh thường trực

Năm mới đến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành trên thế giới, cũng như tại nhiều quốc gia châu Á. Indonesia, Philippines, Malaysia lần lượt là 3 quốc gia có số người mắc Covid-19 cao nhất tại Đông Nam Á.

Thế giới đã trải qua một năm đầy khó khăn, khi đại dịch làm tê liệt nhiều hoạt động khắp toàn cầu. Dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động buôn bán, giao thương, du lịch và đi lại của người dân. Vì vậy, người dân đón năm mới đều mang hy vọng về một năm nhiều may mắn hơn và dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát.

Covid.jpg

Một người đàn ông phun thuốc khử khuẩn trước thềm năm mới tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Đến đền, chùa cầu may        

Vào những ngày cuối năm hoặc trong thời khắc giao thừa, người dân châu Á đón tết âm lịch thường đến các đền, chùa để dâng hương cầu sức khỏe, hạnh phúc, may mắn cho mình và người thân trong năm mới. 

Thai lan.jpg

Mọi người dâng hương tại một ngôi đền ở Bangkok, Thái Lan trong ngày 29/12 âm lịch. (Ảnh: Reuters)

Truyền thống đón tết âm lịch

Ngày đầu tiên của năm âm lịch 2021 năm nay rơi vào ngày 12/2 của năm dương lịch.

Cùng với Việt Nam, một số quốc gia khác châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore... cũng có truyền thống đón tết âm lịch và đây cũng là dịp lễ lớn nhất trong năm của họ.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/the-gioi/nguoi-chau-a-don-nam-moi-tan-suu-20210211153718702.htm#dt_source=Cate_TheGioi&dt_campaign=MainList&dt_medium=1

  • Từ khóa

Coca Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới

Công ty Coca Cola chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu, tiếp theo là PepsiCo chiếm 5%, Nestle 3% và Danone 3%.
19:31 - 26/04/2024
277 lượt xem

Mỹ không thể tịch thu tài sản Nga nếu...

Mặc dù Mỹ là nước khởi xướng việc tịch thu tài sản của Nga, nhưng họ sẽ không làm điều này một mình.
16:31 - 26/04/2024
354 lượt xem

Quá nắng nóng, Bộ trưởng Ấn Độ ngất xỉu giữa lúc phát biểu

Nhiệt độ cao ngất và sức nóng tại chiến dịch bầu cử khiến Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ Nitin Gadkari chóng mặt và ngất xỉu giữa chừng trong bài phát biểu...
15:03 - 26/04/2024
368 lượt xem

Dòng vốn nước ngoài ồ ạt rời khỏi Trung Quốc

Trong những năm gần đây, phương Tây bắt đầu thay đổi căn bản chiến lược dài hạn đối với Trung Quốc đại lục.
14:25 - 26/04/2024
377 lượt xem

Kinh tế Mỹ quý 1 tăng trưởng chậm nhất trong 2 năm

Nền kinh tế Mỹ trong quý 1-2024 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm do nhập khẩu tăng vọt. Lạm phát tăng cao khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ...
10:55 - 26/04/2024
492 lượt xem