240
/
64500
Muôn mặt “cạm bẫy” tín dụng
muon-mat-cam-bay-tin-dung
news

Muôn mặt “cạm bẫy” tín dụng

Thứ 3, 21/08/2018 | 14:51:19
1,074 lượt xem

BGTV- Thời gian qua, tại nhiều điểm công cộng trên địa bàn tỉnh la liệt tờ rơi quảng cáo cho vay tiền với những lời hứa hẹn hấp dẫn. Không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, hoạt động “tín dụng đen” (TDĐ) còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người vay cũng như gây ra bất ổn trong đời sống nhân dân và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao ý thức phòng ngừa được xem là giải pháp quan trọng nhất hiện nay trước vấn nạn “cho vay nặng lãi” này.

Người dân cần phối hợp cùng cơ quan chức năng trong việc loại bỏ tín dụng đen

Các loại tội phạm hoạt động “núp bóng” dưới hình thức kinh doanh tài chính, đặc biệt là TDĐ trên địa bàn hiện diễn biến phức tạp. Qua thống kê của lực lượng công an TP Bắc Giang nhiều lần tiến hành rà soát trên địa bàn cho thấy số con nợ liên quan đến hình thức TDĐ chủ yếu là các đối tượng ăn chơi, cờ bạc, tệ nạn... do không có tiền đã chấp nhận vay với lãi suất cao. Đến khi không có khả năng chi trả thì trốn tránh nên bị các đối tượng cho vay nợ đến tận nhà đe dọa, đổ chất thải vào nhà, thậm chí hành hung để gây sức ép buộc con nợ phải thanh toán.

Để tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng, các đối tượng kinh doanh TDĐ thường không có địa điểm hoạt động cụ thể mà thay đổi thường xuyên như các quán nước vỉa hè, quán cà phê trên nhiều địa bàn. Đến thời điểm thu tiền, các đối tượng này sẽ thông báo cho “con nợ” biết địa điểm hoặc cử “đàn em” đến tận nơi ở, nơi làm việc con nợ để thu tiền. Chính bởi mạng lưới hoạt động, nhiều “tay chân” phức tạp nên việc đấu tranh phòng ngừa cũng như đưa vào quản lý các đối tượng này là vô cùng khó khăn.

Thực hiện kế hoạch của Công an thành phố Bắc Giang về phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen, lực lượng Công an các phường trên địa bàn phối hợp với Hội LHPN, Đoàn thanh niên, Đội TTĐT tăng cường ra quân bóc dỡ, xoá bỏ quảng cáo về hoạt động tín dụng đen góp phần đảm bảo tốt tình hình ANTT, VSMT và mỹ quan chung cho đô thị.

Tại nhiều khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, TDĐ đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều gia đình, khiến cuộc sống của họ lâm vào cùng quẫn, bế tắc. Đối tượng chủ yếu mà TDĐ nhắm đến là các đối tượng “ham chơi lười làm”, song cũng không ít người vì thiếu hiểu biết mà “vấp” phải hình thức cho vay với lãi suất” cắt cổ”. Phương thức và thủ đoạn hoạt động của hình thức TDĐ thường chỉ cần kiểm tra chứng minh nhân dân, hộ khẩu... Sau đó cử người đến tận nhà “thẩm định” năng lực chi trả của “con nợ”, từ đó mới tiền hành cho vay.

Đáng lo ngại hơn nữa, hiện nay TDĐ lan “vòi bạch tuộc” đến các ngõ ngách tại khu vực nông thôn và trung tâm thành phố để tổ chức “tiếp thị” cho vay bằng cách dán tờ rơi quảng cáo, mạng lưới cho vay còn chia nhỏ để tìm kiếm thêm khách hàng, với mỗi khách vay tiền thì “tay môi giới” sẽ được chia phần trăm lợi nhuận.

Theo Công an tỉnh Bắc Giang, hoạt động TDĐ cho vay vốn không thế chấp trên địa bàn hiện diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân và các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp. Ví dụ với khoản vay 70 triệu đồng, sau 3 tháng cả gốc và lãi tăng lên 100 triệu đồng, 2 bên kí kết giấy vay nợ song không có chi tiết các điều khoản hay ghi tỷ lệ lãi suất vay…loại giao dịch dân sự thông qua những tờ giấy không có đảm bảo, giá trị về mặt pháp lý khiến các cơ quan chức năng rất khó xử lý. Lãi suất huy động cho vay cao hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng, thủ tục đơn giản thông qua giấy viết tay, đôi khi không cần điều kiện đảm bảo nào. Các đối tượng này thậm chí thuê người dán quảng cáo “cho vay không cần thế chấp” cùng với số điện thoại giao dịch trên các cột điện, bờ tường khắp nơi trong thành phố. 

Trước tình hình trên, các cơ quan truyền thông địa phương tăng cường thông tin tuyên truyền vận động người dân không vay tiền theo hình thức này. Các phường, xã, tổ dân phố, lực lượng đoàn viên thanh niên…tổ chức ra quân bóc, xóa tờ quảng cáo “cho vay không thế chấp” tại các địa điểm công cộng, phối hợp cùng các nhà mạng kiên quyết khóa thuê bao các số điện thoại đăng trên các tờ quảng cáo này. Tuy nhiên, do những quy định của pháp luật nên việc khóa thuê bao này không đơn giản, các đối tượng dán quảng cáo rác cho vay cũng thường xuyên thay đổi địa bàn khiến việc dẹp bỏ càng trở nên khó khăn, xử lý không triệt để.

Ngăn chặn và phòng ngừa TDĐ là việc làm cần thiết, tránh những hệ lụy tiêu cực tới xã hội, đảm bảo ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Bởi vậy các địa phương trong tỉnh cần vào cuộc kiên quyết và đồng bộ hơn nữa, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng và người dân trong việc bám sát, quản lý địa bàn, không để TDĐ ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ và sự phát triển chung của kinh tế xã hội./.

Minh Anh

Vì sao 2 năm chưa kết thúc điều tra vụ 600 người ngộ độc ở Nha Trang?

Cách đây gần 2 năm, tại trường iSchool Nha Trang xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến hơn 600 học sinh, giáo viên của trường phải nhập viện; trong đó có 1...
10:23 - 26/04/2024
29 lượt xem

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thông xe, TPHCM đi Nha Trang chỉ mất 5 giờ

Tuyến cao tốc cuối cùng kết nối TPHCM đi Nha Trang chính thức thông xe vào hôm nay, giúp người dân, doanh nghiệp rút ngắn quãng đường từ TPHCM đi Ninh...
09:12 - 26/04/2024
64 lượt xem

Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ chìm thuyền làm 4 người mất tích ở Quảng Ninh

Sự cố chìm thuyền xảy ra trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, khiến 4 người mất tích. Thủ tướng chỉ đạo điều tra nguyên nhân sự cố này và xử...
19:01 - 25/04/2024
411 lượt xem

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
474 lượt xem

Hà Nội đề xuất trông giữ ô tô dưới gầm cầu cạn

Trước tình trạng số lượng ô tô gia tăng nhanh chóng, ngành giao thông Hà Nội kiến nghị tiếp tục cho phép thành phố sử dụng vỉa hè, lòng đường, gầm cầu cạn...
15:53 - 25/04/2024
472 lượt xem