24
/
65843
Hệ thống cảnh báo sóng thần Indonesia 'đứt ở đoạn cuối'
he-thong-canh-bao-song-than-indonesia-dut-o-doan-cuoi
news

Hệ thống cảnh báo sóng thần Indonesia 'đứt ở đoạn cuối'

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:48:45
510 lượt xem

Hệ thống cảm biến do Đức cung cấp cho Indonesia ghi nhận được dữ liệu sóng thần, nhưng cảnh báo lại không đến được với người dân.

Lực lượng cứu hộ sơ tán nạn nhân sau động đất và sóng thần ở Palu. Ảnh: AFP. 

Joern Lauterjung, Giám đốc dịch vụ địa chất tại Trung tâm nghiên cứu về địa chất Đức (GFZ), cho biết hệ thống cảnh báo do cơ quan này thiết lập ở Indonesia đã hoạt động và dự đoán sóng thần cao tới 3 m khi trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra ngoài khơi đảo Sulawesi hôm 28/9, Reuters hôm nay đưa tin.

Đức là một trong nhiều nước hỗ trợ Indonesia xây dựng hệ thống cảm biến thu thập dữ liệu về động đất, sóng thần nhằm đưa ra tín hiệu cảnh báo sớm sau khi xảy ra thảm họa kép ở khu vực này năm 2004 khiến 226.000 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo này dường như không hoạt động trong thảm họa hôm 28/9, khi nhiều người dân ở thành phố Palu tỏ ra bất ngờ trước đợt sóng thần tràn vào. Ít nhất 1.200 người đã thiệt mạng trong thảm họa. 

"Tín hiệu cảnh báo sóng thần đã đứt đoạn ở chặng cuối cùng", Lauterjung nói. "Vấn đề nằm ở khâu liên lạc giữa chính quyền địa phương và người dân, chẳng hạn như những người có mặt trên bãi biển ở Sulawesi".

Lauterjung cho rằng việc nhiều người dân ngạc nhiên khi sóng thần cao đến 6 m tràn vào chứng tỏ khâu truyền đạt tín hiệu cảnh báo từ khi nó được cảm biến thu thập đến lúc tới với người dân có vấn đề. "Dường như còi báo động không hoạt động và cảnh sát không dùng loa phóng thanh để cảnh báo người dân", ông nói.

Hôm 29/9, Rahmat Triyono, giám đốc Trung tâm cảnh báo động đất và sóng thần, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa lý Indonesia (BMKG), cho biết những sai sót trong việc ghi nhận dữ liệu từ hệ thống cảm biến đã khiến họ dỡ bỏ cảnh báo ngay trước khi đợt sóng thần lớn ập vào thành phố Palu trên đảo Sulawesi một ngày trước đó.

BMKG áp dụng quy trình tiêu chuẩn để ra cảnh báo và dỡ bỏ dựa theo dữ liệu ghi nhận được từ hệ thống cảm biến ngoài biển. Bởi vậy, họ quyết định dỡ cảnh báo sau 34 phút ban bố khi cảm biến thủy triều gần Palu nhất ghi nhận độ cao sóng "không đáng kể" là 6 cm. Cảm biến thủy triều này có khả năng nhận biết những thay đổi trong mực nước biển, nhưng lại được bố trí ngoài khơi, cách Palu tới 200 km.

Triyono thừa nhận do không có dữ liệu quan trắc tại Palu, vì thế BMKG phải sử dụng dữ liệu từ cảm biến này để đưa ra quyết định dỡ cảnh báo. Cơ quan này đang hứng chịu chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội Indonesia vì quyết định dỡ bỏ cảnh báo sóng thần quá sớm, khi nhiều người cho rằng động thái của BMKG đã khiến các nạn nhân mất cảnh giác, dẫn đến thiệt hại lớn về nhân mạng.

Theo Khánh Lynh/ Vnexpress

  • Từ khóa

Coca Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới

Công ty Coca Cola chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu, tiếp theo là PepsiCo chiếm 5%, Nestle 3% và Danone 3%.
19:31 - 26/04/2024
254 lượt xem

Mỹ không thể tịch thu tài sản Nga nếu...

Mặc dù Mỹ là nước khởi xướng việc tịch thu tài sản của Nga, nhưng họ sẽ không làm điều này một mình.
16:31 - 26/04/2024
323 lượt xem

Quá nắng nóng, Bộ trưởng Ấn Độ ngất xỉu giữa lúc phát biểu

Nhiệt độ cao ngất và sức nóng tại chiến dịch bầu cử khiến Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ Nitin Gadkari chóng mặt và ngất xỉu giữa chừng trong bài phát biểu...
15:03 - 26/04/2024
343 lượt xem

Dòng vốn nước ngoài ồ ạt rời khỏi Trung Quốc

Trong những năm gần đây, phương Tây bắt đầu thay đổi căn bản chiến lược dài hạn đối với Trung Quốc đại lục.
14:25 - 26/04/2024
353 lượt xem

Kinh tế Mỹ quý 1 tăng trưởng chậm nhất trong 2 năm

Nền kinh tế Mỹ trong quý 1-2024 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm do nhập khẩu tăng vọt. Lạm phát tăng cao khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ...
10:55 - 26/04/2024
461 lượt xem