24
/
146111
Mỹ sẽ đưa "pháo đài bay" siêu thanh tập trận gần Trung Quốc
my-se-dua-phao-dai-bay-sieu-thanh-tap-tran-gan-trung-quoc
news

Mỹ sẽ đưa "pháo đài bay" siêu thanh tập trận gần Trung Quốc

Thứ 6, 21/04/2023 | 11:32:41
2,035 lượt xem

Mỹ sẽ đưa cặp máy bay ném bom hạng nặng chiến lược B-1B tới Ấn Độ tập trận ở khu vực gần đường biên giới mà New Delhi đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Mỹ sẽ đưa pháo đài bay siêu thanh tập trận gần Trung Quốc - 1

Các máy bay ném bom B-1 của Mỹ (Ảnh: Aviationist)

SCMP đưa tin, 2 máy bay ném bom siêu thanh B-1B của Mỹ sẽ tham gia vào cuộc tập trận chung Exercise Cope giữa Washington và Ấn Độ.

Các máy bay được nhìn thấy xuất hiện ở Bangalore, miền nam Ấn Độ. B-1B của Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận được tổ chức cách khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc khoảng 700km. Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 13/4 và dự kiến khép lại vào ngày 24/4 tại căn cứ không quân Kalaikunda. 

Được phát triển vào thập niên 1970, "Bóng ma bầu trời" B-1 được coi là một trong những máy bay "xương sống" của lực lượng máy bay ném bom tầm xa Mỹ. B-1 có thể bay với vận tốc trên 1.448km/h và có thể chở hơn 3,4 tấn đạn dược.

Nó sử dụng 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác. Nhờ các cải tiến, B-1B Lancer dự kiến sẽ phục vụ trong biên chế Không quân Mỹ tới năm 2040.

Giới quan sát nhận định, việc Mỹ đưa vũ khí chiến lược như B-1B tới Ấn Độ tập trận cho thấy Washington có thể muốn New Delhi có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, Ấn Độ - một cường quốc tự chủ chiến lược, dường như sẽ vẫn duy trì thế cân bằng giữa các nước lớn.  

"B-1B là máy bay ném bom chiến lược, vì vậy mặc dù không tham gia nhiều cuộc tập trận, nhưng nó thể hiện khả năng tấn công mạnh mẽ hơn từ cả bên ngoài khu vực phòng thủ. Mục đích của Mỹ khi điều động B-1B nhằm nhấn mạnh mối quan hệ đối tác đang phát triển với Ấn Độ và tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chiến lược", chuyên gia quân sự Song Zhongping nhận định với SCMP.

Tuy nhiên, theo ông Song, Ấn Độ và Trung Quốc đang tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế và dường như sẽ không để cho xung đột địa chính trị thêm nghiêm trọng.

Ấn Độ là thành viên của "Bộ Tứ" - nhóm an ninh do Mỹ dẫn đầu nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trung Quốc nhiều lần cáo buộc nhóm này có xu hướng kích động đối đầu.

Tuy nhiên, Ấn Độ cũng lại là thành viên của 2 nhóm quan trọng khác là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Nhóm nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS. Trung Quốc là thành viên của cả 2 tổ chức này.

Theo SCMP











Bài viết hay? Hãy tặng sao cho tác giả

  • Từ khóa

Cuộc chạy đua cứu Dải Gaza

Các phái đoàn của Qatar, Israel, Mỹ và cả nhóm vũ trang Hamas đã tề tựu ở thủ đô Cairo - Ai Cập trong ngày 4-5 để cố đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải...
07:37 - 05/05/2024
21 lượt xem

Mỹ muốn Qatar trục xuất Hamas vì cản trở thỏa thuận ngừng bắn

Mỹ đã đề nghị Qatar trục xuất các lãnh đạo Hamas nếu phong trào này tiếp tục từ chối thỏa thuận ngừng bắn với Israel tại Dải Gaza.
19:55 - 04/05/2024
306 lượt xem

Nhiều nước châu Á tiếp tục đóng cửa trường học vì nắng nóng

Hàng loạt quốc gia châu Á tiếp tục đóng cửa trường học và chuyển sang hình thức học trực tuyến trong bối cảnh nắng nóng kéo dài.
14:59 - 04/05/2024
418 lượt xem

Cháy lớn tại nhà máy hóa chất của hãng sản xuất vũ khí Đức

Một vụ cháy lớn kèm theo nhiều tiếng nổ đã xảy ra tại nhà máy của một hãng sản xuất vũ khí tại Đức khiến một phần tòa nhà bị đổ sập.
08:27 - 04/05/2024
581 lượt xem

Việt Nam không được nhận viện trợ từ quỹ ADB là tín hiệu tốt?

Không còn được viện trợ từ Quỹ phát triển châu Á (ADF) của ADB, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đóng góp cho quỹ này. Đó là tín hiệu ghi nhận tốt cho đất...
07:41 - 04/05/2024
584 lượt xem