24
/
141927
Indonesia có giải pháp giúp Myanmar?
indonesia-co-giai-phap-giup-myanmar
news

Indonesia có giải pháp giúp Myanmar?

Thứ 6, 03/02/2023 | 11:23:00
2,168 lượt xem

Chính quyền quân sự Myanmar đã gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm sáu tháng. Động thái diễn ra ngay trước thềm cuộc họp ngoại trưởng ASEAN đầu tiên trong năm chủ tịch của Indonesia.

Thống tướng Min Aung Hlaing trong cuộc diễu binh kỷ niệm ngày độc lập của Myanmar hôm 4-1 - Ảnh: AFP

Về lý thuyết, tổng tuyển cử sẽ không thể diễn ra ở Myanmar khi đất nước còn trong tình trạng khẩn cấp. Điều này đồng nghĩa quân đội sẽ nắm quyền thêm ít nhất nửa năm nữa. 

Trong bối cảnh đó, Indonesia đang tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Myanmar dựa trên chính kinh nghiệm lịch sử của họ.

Cam kết của Myanmar

Ngày 1-2, tròn hai năm cuộc chính biến xảy ra tại Myanmar, quyền Tổng thống Myint Swe tuyên bố tình trạng khẩn cấp sẽ được gia hạn thêm sáu tháng. "Theo điều 425 của hiến pháp, tình trạng khẩn cấp chỉ có thể được gia hạn hai lần. 

Tuy nhiên tình hình hiện tại đang ở trong những tình huống bất thường và việc gia hạn thêm một lần nữa với thời gian sáu tháng là phù hợp", ông Myint Swe giải thích.

Người đứng đầu chính quyền quân sự, Thống tướng Min Aung Hlaing, trước đó một ngày cam kết vẫn sẽ có tổng tuyển cử dân chủ. 

Ông bác bỏ các phát ngôn cho rằng quân đội sẽ tiếp tục nắm quyền nhờ tình trạng khẩn cấp, nhấn mạnh những cuộc bầu cử đa đảng sẽ diễn ra "theo ý nguyện của nhân dân" nhưng không nêu mốc thời gian cụ thể.

Việc chính quyền quân sự gia hạn tình trạng khẩn cấp không hẳn nhằm kéo dài thời gian nắm quyền. Một trong những mục tiêu chính là để ổn định tình hình trong nước, tập hợp đủ sự ủng hộ trước ngày bầu cử. 

Các nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số (EAO) ở biên giới vẫn là một thế lực mà quân đội vẫn chưa thể khuất phục. Vùng biên ải phức tạp đã kéo theo nhiều hệ lụy ở cả bên kia biên giới.

Theo Viện hòa bình Mỹ, các nước đều mong muốn giải quyết vấn đề Myanmar, song cách tiếp cận giữa những nước gần và có nhiều lợi ích ở Myanmar khác với các nước xa và ít dính líu. 

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản hay Thái Lan đã bắt đầu phát tín hiệu sẽ công nhận kết quả bỏ phiếu là hợp pháp nếu tổng tuyển cử diễn ra.

Giải pháp của Indonesia

Một số quan điểm cho rằng có lẽ chỉ khi nào quân đội cảm thấy đủ an toàn và bảo đảm chiến thắng thì khi ấy tổng tuyển cử mới được tổ chức. Tuy nhiên việc tiếp sức cho chính quyền quân sự để dẹp yên các EAO là điều khó xảy ra và khó chấp nhận với phần lớn các nước, đồng thời tốn nhiều thời gian.

Một số nước, như Mỹ, đã tuyên bố sẽ viện trợ cho phe đối lập và luật pháp hóa lời hứa này vào tháng 12 năm ngoái. 

Tuy nhiên Mỹ lại ở quá xa về mặt địa lý và hầu như không có khả năng tiếp cận trực tiếp với Myanmar để cung cấp hỗ trợ. Các nước láng giềng Myanmar cũng không muốn trở thành điểm trung chuyển, bởi họ không muốn gây nguy hiểm cho mối quan hệ với chính quyền quân sự.

Do đó đã có ý kiến cho rằng bên ngoài nên tập trung vào hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar, giảm bớt yêu cầu phải có sự hòa giải chính trị dù đây là gốc rễ vấn đề. 

Song song với đó là từng bước tác động đến chính quyền quân sự, hỗ trợ xây dựng năng lực tổ chức và giám sát bầu cử để đảm bảo sự xuất hiện của một chính phủ "dân cử" sớm nhất có thể.

Indonesia hiện đang làm dấy lên nhiều kỳ vọng về một giải pháp cho vấn đề Myanmar. Là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới, lại đang là chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2023, nhưng điều quan trọng hơn là Indonesia đã từng trải qua thời kỳ giống như Myanmar hiện nay với 31 năm dưới thời một vị tướng là Suharto.

Trong cuộc phỏng vấn với Hãng tin Reuters hôm 1-2, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tiết lộ ông sẽ cử một vị tướng đến Myanmar để nói chuyện với chính quyền quân sự. Ông Widodo cho biết ông không loại trừ việc đích thân sẽ tới Myanmar, nhưng thừa nhận cuộc đối thoại có thể sẽ "dễ dàng hơn" giữa những người có cùng xuất thân.

Nhà lãnh đạo Indonesia khẳng định khúc mắc hiện nay là cách tiếp cận của các nước với Myanmar.

Với tư cách là chủ tịch G20 năm ngoái, Indonesia đã định vị được mình là cầu nối ngoại giao trong khủng hoảng. Tổng thống Widodo đã khéo léo xoay xở để đạt được một tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali khi các thành viên có những mâu thuẫn sâu sắc vì xung đột Nga - Ukraine.

Thế nhưng trách nhiệm giải quyết vấn đề Myanmar không hẳn vì Indonesia đang làm chủ tịch ASEAN năm nay. Quốc gia này đã xác định việc kiến tạo hòa bình thế giới là nhiệm vụ bắt buộc ngay trong hiến pháp có từ năm 1945, và trong suốt những năm qua đó vẫn luôn là kim chỉ nam của Jakarta. 

"ASEAN phải tiếp tục là khu vực hòa bình và ASEAN cũng phải tiếp tục là tâm điểm của tăng trưởng", Tổng thống Widodo nhấn mạnh mục tiêu kép.

Theo Duy Linh/ Tuổi Tr

https://tuoitre.vn/indonesia-co-giai-phap-giup-myanmar-20230203081443992.htm

  • Từ khóa

Biểu tình phản chiến ở Mỹ lan sang các trường đại học ở Úc và châu Âu

Các cuộc biểu tình kêu gọi Israel chấm dứt chiến sự ở Dải Gaza lan rộng khắp các trường đại học không chỉ ở Mỹ mà còn ở Canada, Anh, Pháp, Ý và Úc. Hai...
15:29 - 30/04/2024
413 lượt xem

Thành viên đầu tiên của Hoàng gia Anh thăm Ukraine từ đầu chiến sự

Sophie, Nữ công tước xứ Edinburgh, trở thành thành viên Hoàng gia Anh đầu tiên tới thăm Ukraine sau khi chiến sự giữa Kiev và Moscow bùng phát vào năm...
11:43 - 30/04/2024
517 lượt xem

Báo Mỹ: ICC có thể phát lệnh bắt Thủ tướng Israel trong tuần này

NBC News đưa tin Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có thể phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Benjamin Netanyahu và các quan chức hàng đầu của Israel ngay trong tuần...
08:12 - 30/04/2024
581 lượt xem

Hamas xác nhận nã rocket từ Li Băng vào Israel

Lực lượng Hamas ở Dải Gaza tuyên bố các thành viên của họ ở miền nam Li Băng đã phóng loạt rocket vào một vị trí quân sự phía bắc Israel, khi giao tranh...
19:44 - 29/04/2024
881 lượt xem

Thủ tướng Campuchia nói kênh đào Phù Nam Techo lợi cho toàn dân

Thủ tướng Campuchia Hun Manet khẳng định mọi người dân sẽ hưởng lợi từ kênh đào Phù Nam Techo chứ không phải riêng gia đình ông hoặc ai khác.
16:05 - 29/04/2024
982 lượt xem